Danh mục tài liệu

Luật số: 17/2012/QH13

Số trang: 46      Loại file: pdf      Dung lượng: 366.51 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật tài nguyên nước. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh 1. Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luật số: 17/2012/QH13 QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2012 Luật số: 17/2012/QH13 LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚCCăn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;Quốc hội ban hành Luật tài nguyên nước.Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh1. Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng t ài nguyên nước, phòng,chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra thuộc lãnh thổ của nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam.2. Nước dưới đất và nước biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộcphạm vi điều chỉnh của Luật này.Điều 2. Giải thích từ ngữTrong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biểnthuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.2. Nguồn nước là các dạng t ích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụngbao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất;mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.3. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.4. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.5. Nguồn nước liên tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương trở lên.6. Nguồn nước nội tỉnh là nguồn nước phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương.7. Nguồn nước liên quốc gia là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam sang lãnh thổnước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nguồn nước nằm trênđường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng.8. Lưu vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiênvào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển.Lưu vực sông gồm có lưu vực sông liên tỉnh và lưu vực sông nội tỉnh.9. Lưu vực sông liên tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương trở lên.10. Lưu vực sông nội tỉnh là lưu vực sông nằm trên địa bàn một tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương.11. Nước sinh hoạt là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của conngười.12. Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của ViệtNam.13. Nguồn nước sinh hoạt là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể xửlý thành nước sinh hoạt.14. Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phầnsinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnhhưởng xấu đến con người và sinh vật.15. Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so vớitrạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong cácthời kỳ trước đó.16. Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước, làmcho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì hệsinh thái thủy sinh.17. Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có thể tiếpnhận thêm một lượng nước thải mà vẫn bảo đảm chất lượng nguồn nước cho mục đích sửdụng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậtnước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép áp dụng.18. Dòng chảy tối thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặcđoạn sông nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảmmức tối thiểu cho hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước của các đối tượng sử dụngnước.19. Ngưỡng khai thác nước dưới đất là giới hạn cho phép khai thác nước dưới đất nhằmbảo đảm không gây xâm nhập mặn, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, sụt, lún đất, tác độngxấu đến nguồn nước mặt và môi trường liên quan.20. Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt là vùng phụ cận khu vực lấy nước từnguồn nước được quy định phải bảo vệ để phòng, chống ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.21. Chức năng của nguồn nước là những mục đích sử dụng nước nhất định dựa trên cácgiá trị lợi ích của nguồn nước.22. Hành lang bảo vệ nguồn nước là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nước hoặc baoquanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng,chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra1. Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồnnước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.2. Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượngnước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nộithủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn t ài nguyên thiênnhiên khác.3. Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quảtác hại do nước gây ra phải tuân theo chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước đã được cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quanthiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiênkhác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.4. Bảo vệ tài nguyên nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải lấyphòng ngừa là chính, gắn với việc bảo vệ, phát triển rừng, khả năng tái tạo t ài nguyênnước, kết hợp với bảo vệ chất lượng nước và hệ sinh thái thủy sinh, khắc phục, hạn chế ônhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.5. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải ti ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: