Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm, chiều cao thân 15-18m, đường kính 10-15cm, ngọn cong hay hơi rủ, một số đốt gốc có vòng rễ khí sinh; lóng màu lục xẫm, chiều dài 26-32cm, phần phẳng dẹt một phía không lông, phần trên có ít phấn trắng, bề dày vách thân 2-2,5cm; vòng thân không nổi lên, chiều dài đốt 1,5cm, ở đốt và phía dưới vòng mo đều có một vòng lông nhung màu trắng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
LUỒNG TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP
LUỒNG
Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li, 1988
Tên khác: Luồng thanh hoá, mạy mèn, mạy sang mú (Thái- Tây Bắc); mét (Thái
và Kinh - Nghệ An)
H ọ: Hoà thảo – Poaceae
Phân họ: Tre – Bambusoideae
Hình thái
Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc
cụm, chiều cao thân 15-18m, đường kính
10-15cm, ngọn cong hay hơi rủ, một số đốt
gốc có vòng rễ khí sinh; lóng màu lục xẫm,
chiều dài 26-32cm, phần phẳng dẹt một
phía không lông, phần trên có ít phấn trắng,
bề dày vách thân 2-2,5cm; vòng thân không
nổi lên, chiều dài đốt 1,5cm, ở đốt và phía
dưới vòng mo đều có một vòng lông nhung
màu trắng. Chiều cao dưới cành 0,5-1m.
Mỗi đốt thân có nhiều cành, cành chính 3,
trong đó một chiếc to khoẻ hơn rõ rệt, hay
có lúc cành chính không phát triển mà có
một chồi ngủ lớn và các cành bên khá nhỏ,
rủ xuống. Bẹ mo rụng sớm, chất da, lúc đầu
màu nâu vàng, lưng phủ phấn trắng và có
lông gai nhỏ màu nâu; tai mo liền với phần
kéo dài ra ngoài của gốc phiến mo, dạng
sóng, dài 5-15mm, rộng 2-3mm, phủ dày
lông mi dạng lông bờm lợn dài 1cm; lưỡi
mo cao 5-8mm, đầu xẻ răng không đều;
phiến mo lật ra ngoài, gốc mặt bụng cũng
phủ dày lông thẳng cứng dạng lông bờm
lợn, phần còn lại phủ lông gai nhỏ. Cành Luồng
nhỏ 8-15 lá; bẹ lá phủ lông; tai lá nhỏ, dễ Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li
rụng, có mấy chiếc lông tua; lưỡi lá cao 1. Thân và cành; 2.Mo thân; 3.Cành mang lá
1mm; chiều dài phiến lá 10-15cm, rộng 1- 4. Cụm hoa; 5. Bông nhỏ
2cm, gân cấp hai 5 hay 6 đôi.
Cụm hoa không mang lá, mỗi đốt đính 10-25 bông nhỏ, đường kính trục cụm 1-2,2cm;
bông nhỏ hình trứng ngược, dài 6-8,5mm, rộng 2-4mm, màu lục vàng, gần không lông, hai hoa
nhỏ; chiều dài mày ngoài 6-7mm, rộng 4-5mm, đầu có mũi nhọn nhỏ dạng gai dài 0,8-1mm;
chiều dài mày trong 5-6mm, khoảng cách giữa hai gờ 1mm, có 3 gân; chiều dài chỉ nhị 6mm,
bao phấn màu vàng hay sau khi khô màu tím, dài 6mm, đầu có mũi nhọn; chiều dài nhuỵ 6-
7,5mm, phần trên của bầu cùng với vòi và đầu nhuỵ đều phủ lông.
Các thông tin khác về thực vật
Trước đây trong hầu hết các tài liệu và sách giáo khoa về lâm nghiệp của Việt Nam, luồng
được mang tên khoa học là Dendrocalamus membranaceus Munro. Nhưng đối chiếu với mô tả
và hình vẽ của Dendrocalamus membranaceus Munro, tre luồng của Việt Nam có các sai khác
cả về hình thái của cơ quan sinh dưỡng và sinh sản như sau: Luồng có kích thước lớn hơn,
đầu mo thân lõm, tai mo lớn mang rất nhiều lông; bông chét nhỏ và tù đầu hơn. Vì vậy tên khoa
học của luồng đã được giám định lại từ năm 2004 là Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li
(Lê Viết Lâm, 2004). Việc thay đổi tên khoa học của loài luồng cũng đã được sự nhất trí của 2
chuyên gia về định loại tre nứa của Trung Quốc là Giáo sư Li De Zu (Viện Thực Vật Côn Minh)
và Gs Xia nia Nhe - Hà Niệm Hoà (Viện Thực vật Nam Kinh)(2004).
Phân bố
Luồng có thể mọc tự nhiên hoặc trồng thành từng cụm
phân tán ở các huyện ven sông Mã thuộc tỉnh Sơn La. Các
huyện phía Tây tỉnh Thanh Hoá như Quan Hoá, Lang Chánh,
Bá Thước, Ngọc Lạc là vùng trồng rừng luồng tập trung nhất
(vì thế quen gọi là Luồng thanh hoá), nhưng luồng ở đây
đều ở dạng cây trồng. Tổng diện tích rừng trồng luồng của
Thanh Hoá đến trên 50.000ha.
Tới nay luồng được trồng nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ
hiện đã dẫn giống trồng ở nhiều tỉnh phía Bắc và phía Nam.
Phong trào trồng luồng ở vùng Trung Tâm Bắc Bộ phát triển
rộng khắp, một số loài tre trước đây thường trồng (diễn trứng,
mai...) đã phải nhường ngôi cho luồng. Nghệ An, Yên Bái,
Hoà Bình là các tỉnh có diện tích rừng luồng trồng đứng sau
Thanh Hoá. Giống luồng đưa vào trồng ở các tỉnh miền Nam
chưa được kiểm kê tổng kết. Một số khóm luồng đưa trồng ở
Đông Nam Bộ, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đều sinh trưởng
bình thường.
Có thể luồng có nguồn gốc từ các tỉnh vùng Tây Bắc Việt
Phân bố của luồng ở Việt Nam
Nam, thuộc vùng Thượng nguồn sông Mã như Sơn La, Hoà
Bình. Ở đây còn gặp luồng mọc tự nhiên, với tên địa phương
là mạy sang mú. Ở các vùng khác chỉ gặp luồng ra hoa, nhưng không thấy kết hạt, riêng ở Sơn
La (huyện Mộc Châu và Sông Mã) đã gặp luồng ra hoa, kết hạt và mọc thành cây con.
Đặc điểm sinh học
Điều kiện tự nhiên ở vùng phân bố chính của luồng có khí hậu nóng, ẩm. Mỗi năm có hai
mùa: mùa nắng nóng, mưa nhiều, thường từ tháng 4-5 đến tháng 10-11 lượng mưa chiếm tới
70-80% lượng mưa cả năm; mùa lạnh, mưa ít, thường từ tháng 11-12 đến tháng 3-4 năm sau
lượng mưa chỉ có khoảng 20-30% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 23-
240C, nhiệt độ tối đa có khi lên đến 420C. Độ ẩm không khí 87%. Lượng mưa 1.600-
2.000mm/năm. Lượng bốc hơi hàng năm khoảng 677mm.
Luồng sinh trưởng tốt ở các địa hình vùng đồi trên độ cao dưới 800m so với mặt biển; nơi
đất bằng, chân đồi hoặc sườn thoải có độ dốc vừa phải (dưới 300).
Luồng thường được trồng trên ®ất feralit phát triển trên đá poocphia, đá vôi, phiến thạch,
phyllit hoặc phù sa cổ, có độ sâu 50-150cm hoặc hơn; thành phần cơ giới thường là sét pha
nặng đến sét trung bình; độ ẩm 80-90%; mầu đất vàng hoặc vàng đỏ; pH (H2O) = 4,6-7; hàm
lượng P2O5 và K2O dễ tiêu thường nghèo; hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp.
Chưa gặp rừng luồng mọc tự nhiên. Luồng được trồng thuần loại, hỗn giao với cây gỗ
hoặc trồng xen từng đám trong rừng thứ sinh với diện tích lớn và cũng được trồng phân tán
một số khóm xung quanh nhà.
Những năm mới trồng, khi rừng chưa khép tán có thể trồng xen cây nông nghiệp như lạc,
đỗ, ngô, sắn... Dưới tán rừng luồng, cây gỗ tái sinh tự nhiên tương đối nhiều như: lim xanh
(Erythrophloum fordii), sòi tía (Sapium discolor), mán đỉa (Archidendron clypearia), hu đay lá
hẹp (Trema angustifolia); nhưng tồn tại lâu dài với luồng chỉ có lim xanh.
Mới gặp lu ...
LUỒNG TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 518.40 KB
Lượt xem: 32
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
bài giảng quy hoạch lâm nghiệp giáo trình quy hoạch lâm nghiệp tài liệu quy hoạch lâm nghiệptài liệu lâm nghiệp giáo trình lâm nghiệpTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 3
11 trang 61 0 0 -
Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
183 trang 51 0 0 -
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 10
6 trang 44 0 0 -
Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp: Phần 2 - ĐH Lâm Nghiệp
63 trang 42 0 0 -
Cẩm nang ngành lâm nghiệp-Chương 15
76 trang 40 0 0 -
Giáo trinh môi trường và con người part 8
19 trang 40 0 0 -
Giáo trình : Khoa học Trồng và chăm sóc rừng part 3
9 trang 39 0 0 -
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 2
11 trang 39 0 0 -
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 10
11 trang 38 0 0 -
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ ĐẤT LÂM NGHIỆP part 7
10 trang 37 0 0