
Lưu ý cho bệnh nhân suy tim khi tập thể dục
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lưu ý cho bệnh nhân suy tim khi tập thể dục Lưu ý cho bệnh nhân suy tim khi tập thể dục Trước khi tiến hành kế hoạch tập thể dục, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ về khả năng và mức độ tập luyện. Việc thường xuyên tập thể dục ở người suy tim giúp tăng cường các hoạt động sinh lý, tăng khả năng chịu đựng, làm tăng chất lượng cuộc sống. Trước khi tiến hành kế hoạch tập thể dục, người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ về khả năng và mức độ tập luyện. Thông thường có thể tập 30 phút/ngày với các hoạt động ở mức độ nhẹ hoặc trung bình như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập thái cực quyền, dưỡng sinh, yoga, khiêu vũ, làm việc nhà... Một số lưu ý cho bệnh nhân suy tim khi tập thể dục: - Thời điểm tốt nhất để tập thể dục là khoảng 1 giờ sau khi ăn hoặc uống thuốc. - Cần khởi động trước khi tập và thư giãn, nghỉ ngơi sau khi tập. Không tắm hơi hay tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh sau khi tập. - Đặt ra mục tiêu tập luyện vừa phải, không quá sức. - Tránh những hoạt động nặng như chạy bộ, nâng vật nặng trên 10kg...; tránh những bài tập làm căng, duỗi, co cơ liên tục như hít đất... - Khi mới tập cần tập nhẹ, sau này sẽ tăng dần cường độ. Nếu ngưng tập một vài ngày (do bị cảm, bận công việc, thời tiết xấu...), khi tập lại cần tập nhẹ hơn mức bình thường, tăng dần cường độ về bằng mức trước đó vào những buổi tập sau. - Tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá nóng, quá lạnh, ẩm ướt: độ ẩm cao làm mau mệt, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, gây khó thở, đau ngực. - Uống đủ nước. Nên uống nước ngay cả khi không khát, đặc biệt trong những ngày nóng. - Nếu cảm thấy mệt mỏi ngay sau khi tập hoặc vào hôm sau cần giảm bớt cường độ tập luyện. - Nếu cảm thấy có những triệu chứng như đau ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, nôn ói... hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần ngưng tập. Nếu triệu chứng không giảm cần đến bác sĩ kiểm tra.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
y học thường thức cách chăm sóc sức khoẻ y tế sức khoẻ các bệnh thường gặp sức khoẻ đời sốngTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
7 trang 209 0 0
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 207 0 0 -
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 189 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 162 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
Tài liệu 5 bước bạn nên thực hành để tránh bị sâu răng
7 trang 123 0 0 -
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 122 0 0 -
4 trang 84 0 0
-
9 trang 84 0 0
-
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
5 điều cần phải biết về căn bệnh ung thư da
5 trang 77 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 58 0 0 -
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ 3-6 tuổi: Phần 1
85 trang 57 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
Báo cáo: Tổng quan quốc gia về nhân lực y tế Việt Nam
60 trang 54 0 0 -
Giáo trình sức khỏe môi trường_Bài 1
26 trang 51 0 0 -
Kỷ yếu Các đề tài nghiên cứu khoa học của hệ truyền thông giáo dục sức khỏe
220 trang 49 0 0 -
Những hiểm họa từ kính áp tròng
5 trang 46 0 0 -
Những nguyên lý cơ bản của An toàn Sinh học
15 trang 44 0 0