Danh mục tài liệu

Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2

Số trang: 121      Loại file: pdf      Dung lượng: 989.14 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Hướng dẫn tự nghiên cứu: Lý luận nhà nước và pháp luật" được biên soạn nhằm giúp người học tiếp cận, nắm bắt được một cách vừa khái quát, vừa cụ thể và khá đầy đủ về những nội dung căn bản của lý luận nhà nước và pháp luật. Phần 2 của tài liệu có nội dung gồm 7 chương tiếp theo, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý luận nhà nước và pháp luật: Hướng dẫn tự nghiên cứu - Phần 2 PHÇN III C¸C YÕU Tè CñA C¥ CHÕ §IÒU CHØNH PH¸P LUËT 197 198 MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI NGHIÊN CỨU PHẦN CÁC YẾU TỐ CỦA CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT - Điều chỉnh pháp luật là dùng pháp luật tác động lên các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định nhằm đạt được những mục đích đề ra. Điều chỉnh pháp luật là một quá trình phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau, như: Hệ thống pháp luật, quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý, pháp chế... Do đó, khi nghiên cứu về mỗi yếu tố của cơ chế điều chỉnh pháp luật, không chỉ xem xét những nội dung riêng biệt của yếu tố đó mà còn cần đặt chúng trong mối quan hệ mật thiết với các yếu tố khác, có như vậy mới có thể hiểu đúng đắn, đầy đủ về những vấn đề được nghiên cứu. - Để có pháp luật, trước hết phải tiến hành xây dựng pháp luật, tức là tạo ra quy phạm pháp luật. Xây dựng pháp luật là một quá trình phức hợp bao gồm rất nhiều các hoạt động kế tiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiều chủ thể có vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn khác nhau cùng tiến hành, nhằm chuyển hoá ý chí nhà nước thành những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc nhất định và được thể hiện dưới những hình thức pháp lý nhất định. Quy phạm pháp luật là thành tố tạo nên pháp luật, do đó những đặc điểm của quy phạm pháp luật tạo nên đặc điểm của pháp luật. Quy phạm pháp luật được chứa đựng trong văn bản quy phạm pháp luật nên đặc điểm của quy phạm pháp luật cũng góp phần tạo nên đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật. - Điều chỉnh pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật, pháp luật, quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, ý thức pháp luật... đều là những hiện tượng xã hội, nên luôn mang những thuộc tính xã hội vốn có. Mặt khác, tất cả những yếu tố và quy trình đó luôn có tính chất pháp lý đặc thù, nghĩa là chúng luôn gắn liền với nhà nước, phụ thuộc vào nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiện. - Tất cả các yếu tố khác của cơ chế điều chỉnh pháp luật đều hình thành và được tiến hành trên cơ sở quy phạm pháp luật, nên khi nghiên cứu các vấn đề đó luôn phải gắn với quy phạm pháp luật, mà đã gắn với quy phạm pháp luật tức là gắn với nhà nước (phụ thuộc ý chí nhà nước, được nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện...). 199 Chương 8 QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm quy phạm pháp luật Tính cộng đồng của đời sống con người xuất hiện nhu cầu điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người, nhằm phối hợp, quy tụ hoạt động của những cá nhân riêng rẽ để tạo ra những hoạt động chung, thống nhất, nhằm đạt được những mục đích nhất định. Đây là hoạt động cần thiết, tất yếu của đời sống con người, đặc biệt là khi tính xã hội hoá các hoạt động của con người ngày càng phức tạp và được mở rộng về quy mô. Việc điều chỉnh hoạt động của các cá nhân riêng rẽ có thể được thực hiện dựa vào những mệnh lệnh cá biệt hoặc bằng cách mẫu hóa cách xử sự của con người, nghĩa là đưa ra những quy tắc xử sự làm mẫu để bất kỳ ai khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu cũng xử sự như vậy. Việc mẫu hóa cách xử sự của con người phải là kết quả nghiên cứu nhiều cách xử sự cá biệt, cụ thể khác nhau rồi khái quát hoá để tạo ra quy tắc (cách) xử sự mẫu sao cho phù hợp với đa số. Những quy tắc xử sự ấy được sử dụng nhiều lần trong đời sống xã hội và được gọi là quy phạm. Trong xã hội có nhiều loại quy phạm khác nhau cùng được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, như: Quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, tập quán, quy phạm của các tổ chức chính trị - xã hội, quy phạm pháp luật... Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy nó vừa mang những thuộc tính chung của quy phạm xã hội vừa có những thuộc tính của riêng mình. - Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự của con người. Với tư cách là quy tắc xử sự, quy phạm pháp luật luôn là khuôn mẫu cho hành vi con người, nó chỉ dẫn cho mọi người cách xử sự trong những tình huống nhất định. Điều này cũng có nghĩa là quy phạm pháp luật đã chỉ ra cách xử sự 200 của con người trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định; xác định những kết quả họ được hưởng khi thực hiện đúng hay hậu quả mà họ phải gánh chịu khi vi phạm chúng. - Quy phạm pháp luật là chuẩn mực để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Không chỉ là khuôn mẫu hành vi, quy phạm pháp luật còn là chuẩn mực để xác định giới hạn và đánh giá từ phía nhà nước và từ phía các chủ thể khác về tính hợp pháp hay không hợp pháp đối với hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Nghĩa là, thông qua quy phạm pháp luật, mới biết được hoạt động nào của các chủ thể có hoặc không có ý nghĩa pháp lý, hoạt động nào là hợp pháp hoặc trái pháp luật. - Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, nên bản chất của chúng trùng với bản chất của pháp luật. Quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà nước, chứa đựng những tư tưởng, quan điểm chính trị - pháp lý của nhà nước, của lực lượng cầm quyền trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhà nước thể hiện ý chí của mình trong quy phạm pháp luật bằng cách xác định những tổ chức, cá nhân nào trong những hoàn cảnh, điều kiện nào thì phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà họ có và cả những biện pháp mà nhà nước sẽ tác động để chúng được thực hiện. Thuộc tính do cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác. - Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung. Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân tham g ...