Danh mục tài liệu

Lý thuyết và thực hành Sinh học đại cương: Phần 2

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 998.70 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu "Sinh học đại cương" Phần 2 thực hành trình bày về Kính hiển vi - sử dụng kính hiển vi quan sát tế bào thực vật và tế bào động vật; Quan sát tế bào; Mô thực vật; Mô động vật; Sự phân chia tế bào. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Lý thuyết và thực hành Sinh học đại cương: Phần 2 PHẦN B:THỰC HÀNH BÀI 1: KÍNH HIỂN VI- SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT VÀ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT Biên soạn: Trần Kim Thoa1. MỤC ĐÍCH Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: - Nhận biết được cấu tạo và chức năng từng bộ phận trên kính hiển vi. - Biết cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi. - Có kỹ năng thực hiện tiêu bản hiển vi tạm thời, quan sát mẫu vật dưới kính hiểnvi quang học. - Quan sát và mô tả được hình thái, cấu tạo của một số loại tế bào.2. PHƯƠNG TIỆN VÀ VẬT LIỆU Dụng cụ và thiết bị: bút lông, lam, lamen, dao lam, kim mũi giáo, kẹp, kính hiểnvi, khăn giấy. Hóa chất: dung dịch lugol, nước cất Mẫu vật: Cà chua chín, củ khoai tây.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Kính hiển vi là thiết bị để quan sát mẫu vật có kích thước rất nhỏ mà mắt thườngkhông nhìn thấy được. Trong những thập kỷ gần đây, nhờ sự phát triển nhanh chóngcủa khoa học và công nghệ, các thế hệ kính hiển vi hiện đại liên tục xuất hiện như kínhhiển vi quang học (Kính hiển vi ánh sáng truyền qua, kính hiển vi soi nổi, kính hiển viphản pha, kính hiển vi soi ngược, kính hiển vi phân cực, kính hiển vi huỳnh quang,kính hiển vi đồng tụ), kính hiển vi điện tử, kính hiển vi quét đầu dò. Kính hiển vi ánhsáng truyền qua là loại kính hiển quang học được sử dụng phổ biến nhất hiện nay,thường sử dụng một nguồn ánh sáng trắng rọi qua mẫu đặt trên một lam kính để quansát hình dạng và vi cấu trúc của mẫu. Ảnh của mẫu là hình ảnh hai chiều. 3.1 Các bộ phận của kính hiển vi Gồm các bộ phận chủ yếu sau: Hình 1.1: Cấu tạo các bộ phận của kính hiển vi Euromex BioBlue. 135 Thị kính: là một ống hình trụ có hai hay nhiều thấu kính, giúp hội tụ hình ảnh củamẫu vật lên võng mạc của mắt. Độ phóng đại điển hình của thị kính là 2x, 5x, 10x. Vật kính: là một ống hình trụ có một hay nhiều thấu kính, để thu ánh sáng đixuyên qua mẫu. Vật kính có các độ phóng đại điển hình như 4x, 5x, 10x, 20x, 40x,50x, 60x và 100x có thể được lắp đặt trên cùng một mâm vật kính. Đĩa mang vật kính: có khả năng xoay vòng để lựa chọn vật kính có độ phóng đạithích hợp khi quan sát Giá đỡ mẫu: màu đen, ở giữa có 1 khoảng trống để ánh sáng đi qua. Trên giá đỡmẫu có bộ phận kẹp vi mẫu, màu trắng. Bộ phận này nối liền với 1 bộ phận điều khiểngiá đỡ mẫu, dùng để di chuyển vi mẫu lên, xuống, sang phải, sang trái. Nguồn sáng truyền qua (bóng đèn sợi đốt hoặc halogen). Tụ quang: là bộ phận dùng để ngưng tụ ánh sáng, nằm ngay bên dưới giá đỡmẫu. Trên tụ quang có 1 đinh ốc vừa làm nhiệm vụ cố định vừa để nâng hoặc hạ tụquang. Dưới tụ quang là bộ phận đèn chiếu sáng cung cấp nguồn sáng đến tụ quang cóthể mở rộng hay thu hẹp nhờ cần chắn sáng. Nút điều chỉnh ánh sáng: giúp tăng hoặc giảm ánh sáng bằng cách xoay cùngchiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Đinh ốc điều chỉnh độ hội tụ: ốc thứ cấp là đinh ốc lớn dùng để di chuyển giá đỡmẫu lên xuống với khoảng cách lớn (nhìn thấy giá đỡ mẫu di chuyển). Ốc vi cấp làđinh ốc nhỏ dùng để di chuyển giá đỡ mẫu lên xuống với khoảng cách rất nhỏ (khôngnhìn thấy giá đỡ mẫu di chuyển). Thân kính: làm giá để gắn kết các bộ phận và để cầm nắm khi di chuyển kính.Mặt sau thân kính có gắn nút nguồn tắt/mở. Chân kính: giúp giữ thăng bằng cho kính. 3.2 Nguyên tắc hoạt động Ánh sáng khả kiến từ nguồn được tập trung lại khi đi qua tụ quang để truyền quamẫu đặt trên lam kính. Sau đó, ảnh của mẫu được tạo thành và phóng đại lần thứ nhấtnhờ một thấu kính có tiêu cự ngắn (vài mm) gọi là vật kính. Hình ảnh này có thể tiếp tục được phóng đại lên nhiều lần nhờ thấu kính. Hìnhảnh phóng đại cuối cùng của mẫu là ảnh thật, quan sát được nhờ thị kính (có tiêu cựcdài hơn rất nhiều so với tiêu cự của vật kính). Độ phân giải của ảnh hiển vi quang họcbị hạn chế bởi nhiễu xạ. Theo công thức của Abbe – Rayleigh: khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm cókhả năng phân biệt được tính theo công thức: dmin= 1,22l/2NA trong đó l là bước sóngánh sáng, NA = n x sinα được gọi là khẩu độ số của vật kính, n là chiết suất của môitrường mẫu quan sát, α là bán góc mở cực đại của vật kính khi quan sát mẫu. 136 3.3 Cách sử dụng kính hiển vi - Trước và sau khi sử dụng KHV, phải lau chùi nhẹ tay bằng giấy chuyên dụng,nhất là ở những vị trí trên thị kính, vật kính, tụ quang và nguồn sáng. - Đặt KHV hơi lệch về phía tay trái người quan sát nếu thuận tay phải, ngược lại. a. Ở vật kính 4X, 10X - Mở nguồn sáng, kiểm tra cần chắn sáng ở tụ quang. - Dùng ốc thứ cấp điều chỉnh giá đỡ mẫu xuống từ từ. - Đặt tiêu bản lên giá đỡ mẫu sao cho mẫu vật nằm ngay quang trục, dùng bộphận kẹp trên giá đỡ mẫu để cố định miếng lam. - Xoay nhẹ đĩa mang vật kính để vậ ...