Danh mục tài liệu

Mặt trời bắt đầu hoạt động mạnh có ảnh hưởng gì?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.57 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mặt trời là một hình cầu khổng lồ, đường kính 1,392 triệu km, có khối lượng hai tỉ tỉ tỉ tấn, nhiệt độ ở bề mặt là 6.000oK, ở trong lòng lên đến hàng chục triệu độ K, khoảng cách trung bình đến trái đất 149,6 triệu km. Mặt trời cung cấp cho trái đất một năng lượng khổng lồ. Mỗi mét vuông đặt vuông góc với tia mặt trời trong 4 phút sẽ thu được một nhiệt lượng có thể làm cho một lít nước ở 20oC nóng lên đến nhiệt độ sôi là 100oC. Mặt trời có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mặt trời bắt đầu hoạt động mạnh có ảnh hưởng gì? Mặt trời bắt đầu hoạt động mạnh có ảnh hưởng gì?Mặt trời là một hình cầu khổng lồ, đường kính 1,392 triệu km, có khối lượng hai tỉtỉ tỉ tấn, nhiệt độ ở bề mặt là 6.000oK, ở trong lòng lên đến hàng chục triệu độ K,khoảng cách trung bình đến trái đất 149,6 triệu km. Mặt trời cung cấp cho trái đấtmột năng lượng khổng lồ. Mỗi mét vuông đặt vuông góc với tia mặt trời trong 4phút sẽ thu được một nhiệt lượng có thể làm cho một lít nước ở 20oC nóng lên đếnnhiệt độ sôi là 100oC. Mặt trời có ảnh hưởng lớn đến rất nhiều hiện tượng trên tráiđất. Năng lượng mặt trời giúp cho thực vật tạo ra các chất hữu cơ tạo nên sự sốngtrên trái đất… Thảm thực vật phát triển rồi bị vùi lấp mà có than đá, dầu mỏ. Nănglượng Mặt trời làm nước bay hơi để có mưa May mắn cho chúng ta, trái đất có khí quyển, không chỉ để thở, mà khí quyểncũng là cái áo giáp để bảo vệ sự sống. Mặt trăng không có khí quyển nên nhiệt độban ngày lên đến 130o, ban đêm xuống đến âm 170oC. Chính hiệu ứng nhà kính đãgiữ cho nhiệt độ trung bình của trái đất là 18oC. Hiện nay, các ngành công nghiệpthải vào khí quyển quá nhiều khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính, lại có hại,làm cho trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu rất nguy hiểm. Mặt trời thường xuyên phóng xuống trái đất các tia bức xạ, đặc biệt là tia tửngoại, gây ra ung thư da, làm đục thuỷ tinh thể, gây ra mù mắt, phá hoại tế bàosống, làm cho hiệu quả trồng trọt và chăn nuôi bị giảm sút. Trong khí quyển cótầng ozôn hấp thụ tia tử ngoại, nhưng do các chất thải của công nghiệp điện lạnhvà công nghiệp mỹ phẩm làm suy giảm tầng ozôn gây hiệu ứng nhà kính, làm chotrái đất nóng lên, biến đổi khí hậu thiên tai… Hiện nay tất cả các nước đều phảitham gia chương trình bảo vệ tầng ozôn. Khi trên mặt trời có những vụ nổ sẽphóng ra tia Rơnghen (còn gọi là tia X), loại tia này có bước sóng rất bé nên nănglượng lớn, nhưng bị khí quyển hấp thụ, do đó tia này không thể đi tới mặt đất nênkhông gây ra nguy hiểm. Khi nào mặt trời hoạt động mạnh? Năm 1069, nhà vật lí và thiên văn nổi tiếng người Italia là G.Galilê đã tự chếtạo kính viễn vọng để quan sát thiên văn. Ông đã phát hiện trên mặt trời có các vếtđen. Dựa vào vị trí vết đen trên mặt trời thay đổi từ mép này sang mép kia, ông đãkết luận mặt trời tự quay quanh một trục có chu kỳ là 28 ngày. Khi quan sát mặttrời, không thể hướng ống kính lên Mặt trời mà chỉ có thể chụp ảnh hoặc dùngkính để tạo ảnh mặt trời lên một tấm màn trắng đặt ở phía dưới ống kính. Việc quan sát mặt trời trong nhiều năm cho thấy khi trên mặt trời có nhiều vếtđen thì thường có những miền sáng trên bề mặt mặt trời gọi là trường sáng, nhữngdòng vật chất sáng rực phóng lên cao giống như tai các loài vật, nên được gọi là tailửa. Đồng thời có những vụ bùng nổ trong khí quyển mặt trời. Thời kỳ mặt trời cócác hiện tượng này được gọi là thời kì mặt trời hoạt động và kéo dài trong 2, 3năm liền. Sau đó đến thời kỳ trên mặt trời có rất ít hoặc không có vết đen, đồngthời các hiện tượng trường sáng bùng sáng, tai lửa cũng rất ít, thời kỳ này được gọilà thời kỳ mặt trời tĩnh. Khi nghiên cứu độ sáng của mặt trời cho thấy, vết đen lànhững nơi có kích thước hàng ngàn km, có nhiệt độ thấp hơn vùng sáng xungquanh một vài ngàn độ. Theo dõi và nghiên cứu mặt trời trong các thế kỷ 18, 19 và 20, các nhà khoahọc đã phát hiện thấy rằng số vết đen trên mặt trời là đặc trưng chính cho sự hoạtđộng của mặt trời và có chu kỳ hoạt động là 11 năm (hoặc hai chu kỳ trong 22năm). Ngày nay, người ta thường xuyên chụp ảnh mặt trời và lấy tín hiệu số vếtđen để đánh giá mặt trời hoạt động hay mặt trời tĩnh. Rudolf Wolf là nhà khoa học người Thụy Sỹ đã đưa ra công thức tính số vếtđen đặc trưng cho Mặt trời hoạt động như sau: W= k(f + 10g). Trong đó k là hệ số phụ thuộc thiết bị quan sát, f là số vết đen trên mặt trời (kểcả các vết riêng rẽ và các vết tạo thành nhóm), g là số nhóm vết đen. W được gọilà số Wolf, khi W cực đại là thời kỳ mặt trời hoạt động mạnh, W cực tiểu là thờikỳ mặt trời tĩnh. Năm 1957 là năm mặt trời tĩnh, Uỷ ban Vật lí địa cầu quốc tế của Việt Namđược sự giúp đỡ của các cơ quan khoa học các nước xã hội chủ nghĩa, lần đầu tiêncác nhà khoa học Việt Nam tham gia một chương trình quốc tế nghiên cứu mặttrời gọi là “Năm quốc tế Mặt trời tĩnh”. Mặt trời đã sang thời kỳ hoạt động của một chu kỳ mới Dựa vào số liệu quan sát mặt trời một cách liên tục từ năm 1755, các nhà khoahọc coi năm ấy là năm bắt đầu chu kỳ thứ nhất (với mỗi chu kỳ là 11 năm). Năm2006-2007 là cuối chu kỳ thứ 23 và đầu năm 2008 được coi là bắt đầu chu kỳ thứ 24. Chu kỳ 24 này có điểm đặc biệt, ba năm qua là thời kỳ mặt trời tĩnh đã trôi quarất yên tĩnh, có thể nói mặt trời đã ngủ một giấc rất sâu. Từ năm 2008, mặt trời đãchìm trong trạng thái im lìm nhất trong gần một thế kỷ vừa qua. Các vết đen trênbề mặt mặt trời có lúc hầu như biến mất hoàn toàn, các đợt bùng nổ giảm hẳn.Theo chuyên san “Space Weather Journal”, trong 24 chu kỳ đã được theo dõi vànghiên cứu, có 4 chu kỳ khởi động chậm hơn chu kỳ hiện nay của mặt trời, còn đasố các chu kỳ có thời kỳ hoạt động khởi động sớm hơn. Năm 2011, mặt trời đã vài lần phát ra các đợt bùng nổ trong khí quyển mặt trờivà giải phóng ra những năng lượng khủng khiếp trong vài tháng vừa qua. Vụ nổthứ nhất vào ngày 14/2 là vụ nổ mạnh nhất trong hơn 4 năm qua. Các vệ tinh nhântạo di chuyển trên quỹ đạo quanh trái đất phát hiện hai đợt bùng nổ tia X hay còngọi là tia Rơnghen (loại tia mạnh nhất bị khí quyển hấp thụ không tới được mặtđất) phát ra từ bề mặt mặt trời. Vụ thứ hai vào ngày 9/3/2011. Giới chuyên gia dựđoán hoạt động mặt trời sẽ lên đến đỉnh điểm vào tháng 5/2013. Như vậy, trongvài năm tới, trái đất sẽ bị tác động của hoạt động mặt trời. Mặt trời hoạt động có những ảnh hưởng gì? Khi trên mặt trời có sự bùng nổ phát ra các bức xạ điện từ như tia X, tia tửngoại… chỉ sau 8 phút các tia này đi đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: