Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh Mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnhChiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta giải thể với sự sụp đổ của chủ nghĩaxã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. So sánh lực lượng trên bình diện toàn cầutừ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay chuyển sang trạngthái mất cân bằng theo hướng có lợi cho Mĩ và phương Tây. Tuy nhiên, tình hìnhquốc tế đã không phát triển một cách hoà bình, ổn định như người ta mong đợi. Sựđối đầu Đông - Tây về hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế… đã từng chi phốiđời sống quốc tế trong suốt thời kì chiến tranh lạnh, nay được chuyển hoá dướinhững hình thức khác, bên cạnh sự nổi lên của những mâu thuẫn mới. Sự vậnđộng của các mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xuhướng phát triển của quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh.Trước hết, đó là mâu thuẫn giữa các nước lớn xung quanh việc thiết lập một trật tựthế giới mới. Khác với các trật tự thế giới trước đây thường được thiết lập ngaysau khi chiến tranh kết thúc, trật tự thế giới mới đã không thể ra đời ngay sau khiLiên Xô tan rã. Mặc dù Tổng thống Mĩ Busơ (cha) năm 1991 đã tuyên bố về mộttrật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối, nhưng thực tế lịch sử đã không diễn ra theoý muốn của Mĩ. Liên Xô tan rã nhưng Liên bang Nga vẫn tiếp tục tồn tại với tiềmlực quân sự kế thừa Liên Xô cũ và không phải là một cường quốc bại trận để chấpnhận một trật tự thế giới do Mĩ áp đặt. Các trung tâm kinh tế, các cường quốc khuvực như Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc… không ngừng lớn mạnh và cố gắng tạocho mình một vị thế đáng kể để chia sẻ quyền lực chi phối đời sống chính trị quốctế. Trong lúc các cường quốc đang nổi lên thì Mĩ vẫn là một siêu cường, mộtcường quốc vượt trội và là cường quốc duy nhất có ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu.Nước Mĩ vừa trải qua một chu kì tăng trưởng dài nhất trong lịch sử nước này(1992 - 2001), với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (từ 3 đến 4%), chỉ số thất nghiệpthấp, mức lạm phát thấp. Với số dân chỉ bằng 4,7% dân số thế giới, nhưng nướcMĩ chiếm trên 30% GDP toàn cầu, với khoảng 10.000 tỉ đôla hàng năm, bằngGDP của tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) cộng lại. Theo đánhgiá của các nhà nghiên cứu, sức mạnh tổng hợp của Mĩ (gồm 7 lĩnh vực: kinh tế,quân sự, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, chính trị, xã hội, ảnh hưởngtrên trường quốc tế) lớn hơn hai lần Nhật Bản và hơn bốn lần Trung Quốc(1). Vớisự giải thể Liên bang Xô viết, Mĩ không còn đối thủ cạnh tranh và có mưu đồ thiếtlập trật tự thế giới một cực. Nhằm đạt được mục tiêu chiến lược ngăn chặn khôngcho cường quốc nào, dù là đồng minh hay đối thủ vươn lên thách thức vai trò siêucường của mình, Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại đơn phương, chà đạp lên cácnguyên tắc của luật pháp quốc tế, coi thường các tổ chức quốc tế, kể cả Liên HợpQuốc và chỉ lợi dụng các tổ chức này khi cần thiết vì lợi ích của Mĩ. Mĩ cho triểnkhai hệ thống phòng thủ tên lửa chống tên lửa (NMD), rút ra khỏi hiệp ước ABM,từ chối không phê chuẩn Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân… Chiến lược xâydựng một thế giới đơn cực do Mĩ chi phối được bắt đầu ngay sau chiến tranh lạnhvà được thể hiện bằng những biện pháp cứng rắn, công khai hơn trong thời kì cầmquyền của Tổng thống Busơ (con).Trong bối cảnh đó, sự kiện nước Mĩ bị tấn công khủng bố ngày 11 - 9 - 2001là một đòn choáng váng thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa âm mưu thiết lập trật tự đơncực của Mĩ. Sau khi mất ngọn cờ “chống cộng” để tập hợp lực lượng trong chiếntranh lạnh, Mĩ đưa ra chiêu bài thành lập liên minh chống khủng bố quốc tế để tậphợp lực lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một trật tự thế giớimới do Mĩ chi phối. Sự kiện 11 - 9 - 2001 được dùng để biện minh cho quyết địnhsử dụng lực lượng quân sự phát động cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở ápganixtan(10 - 2001) và cuộc chiến tranh Irắc (3 - 2003) của Mĩ, bất chấp sự phản đối củadư luận quốc tế. Mĩ đã lợi dụng cuộc chiến chống khủng bố để tăng cường sứcmạnh và thực hiện mục tiêu chiến lược lâu dài bá chủ thế giới của mình. Chủnghĩa đơn phương, ý đồ thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ đã vấp phải sựchống đối không những của các nước lớn như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc… màcòn của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Phong trào chống chiến tranh, chốngchính sách hiếu chiến của Mĩ ở Irắc lan rộng khắp thế giới. Mâu thuẫn giữa chủtrương xây dựng thế giới đơn cực do Mĩ chi phối với yêu cầu thiết lập một trật tựđa cực của các nước lớn và cộng đồng quốc tế là một trong những mâu thuẫn cơbản trong quan hệ quốc tế thời kì sau Chiến tranh lạnh.Thứ hai là mâu thuẫn về lợi ích dân tộc. Lợi ích dân tộc là tiêu chí hàng đầu củacác quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, trong thời kìchiến tranh lạnh, khi thế giới bị chia làm hai phe do hai siêu cường khống chế ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
miền bắc việt nam tài liệu lịch sử lịch sử việt nam thống nhất đất nước các cuộc đấu tranh ôn thi lịch sửTài liệu có liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 162 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 101 1 0 -
69 trang 95 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 66 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 64 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 62 0 0 -
11 trang 56 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 52 0 0 -
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 49 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 48 0 0
Tài liệu mới:
-
Đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2019-2020 có đáp án - DTNT Bù Gia Mập
4 trang 0 0 0 -
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 7 có đáp án - THCS Rời Kơi
4 trang 0 0 0 -
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN VẬT LÝ - TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA
6 trang 0 0 0 -
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Hiệp Đức
4 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Hiệp, Phước Sơn
3 trang 0 0 0 -
Fracture of underwater notched structures
10 trang 0 0 0 -
Three-component U-Pu-Th fuel for plutonium irradiation in heavy water reactors
12 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT Lương Văn Cù
6 trang 0 0 0 -
Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Hương Vinh
5 trang 0 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh (Mã đề 105)
5 trang 0 0 0