
Michelangelo (1475-1564) - Điêu khắc gia nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật Công Giáo
Số trang: 34
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.83 MB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Không chỉ là điêu khắc gia, Michelangelo còn là hoạ sĩ, kiến trúc sư, nhà thơ, và là kỹ sư. Trong lĩnh vực nào, ông cũng có những thành tựu xuất sắc. Không chỉ có nhiều thành tựu, ông còn là tấm gương về niềm say mê với sức sáng tạo và sức lao động phi thường
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Michelangelo (1475-1564) - Điêu khắc gia nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật Công Giáo Michelangelo (1475-1564) - Điêu khắc gia nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật Công Giáo Không chỉ là điêu khắc gia, Michelangelo còn là hoạ sĩ, kiến trúc sư, nhà thơ, và là kỹ sư. Trong lĩnh vực nào, ông cũng có những thành tựu xuất sắc. Không chỉ có nhiều thành tựu, ông còn là tấm gương về niềm say mê với sức sáng tạo và sức lao động phi thường. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cho đến ngày nay, ai cũng phải thừa nhận, ông là một trong những nhân vật vĩ đại nhất thời Phục Hưng. Một người khổng lồ! Chính ông, bằng tài năng và nhân cách của mình, cùng với những người như Leonardo da Vinci, Raphael đã “buộc” nhân loại phải có một cách nhìn khác, một cách nghĩ khác về vai trò và vị thế của người hoạ sĩ và điêu khắc gia trong xã hội. Cho tới ngày nay. Trước đó, trong mắt mọi người, cho dù đầy vẻ quyến rũ và đặc biệt, hoạ sĩ và điêu khắc gia cuối cùng cũng chỉ là những “người thợ”, những kẻ “lao động chân tay thấp kém”! Có nhìn trên nền bối cảnh này, mới thấy tầm ảnh hưởng của ông lên thời đại lớn lao như thế nào. Ngay khi ông còn sống, tầm vóc vĩ đại của ông đã được công nhận. Ông có lẽ là người duy nhất đương thời có tiểu sử được xuất bản khi đang còn sống. Giorgio Vasari, người đã viết về ông, trong sách của mình đã cho rằng ông là động cơ của mọi thành tựu nghệ thuật từ khi bắt đầu thời kỳ Phục hưng, một quan điểm vẫn tiếp tục được ủng hộ trong lịch sử nghệ thuật trong nhiều thế kỷ... Dưới đây là đôi nét chính trong sự nghiệp nghệ thuật của Michelangelo. Michelangelo, tên đầy đủ Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1475 tại Caprese gần Arezzo, Tuscany. Lúc mới mười ba tuổi, Michelangelo được nhận vào học việc tại xưởng của hoạ sĩ Domenico Ghirlandaio, và ông đã tỏ ra là một nghệ nhân xuất sắc. Chỉ một năm sau, tức khi chỉ mới 14 tuổi, Domenico Ghirlandaio đã phải trả tiền công cho ông như phải trả cho một nghệ sĩ thực thụ. Đó là điều vô cùng hiếm có ở thời kỳ đó. Từ năm 1489, được sự bảo trợ của Lorenzo de' Medici - nhà cai trị trên thực tế của Florence - Michelangelo theo học điêu khắc với Bertoldo di Giovanni, một điêu khắc gia có ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ. Tại học viện của Bertoldo di Giovanni, Michelangelo tiếp thu ảnh hưởng lớn cả về quan điểm lẫn nghệ thuật bởi các nhà triết học Tân Platon nổi tiếng nhất thời ấy như Marsilio Ficino, Pico della Mirandola và Angelo Poliziano... Trong thời gian này, ông đã thực hiện các bức phù điêu nổi tiếng Madonna of the Stairs (1490–1492) và Battle of the Centaurs (1491–1492) Madonna of the Stairs, 1490-92, đá cẩm thạch, 56 x 40 cm, đặt tại Casa Buonarroti, Florence Battle of the Centaurs , 1492, đá cẩm thạch, 84,5 x 90,5 cm, đặt tại Casa Buonarroti, Florence Michelangelo tới Rome ngày 25 tháng 6 năm 1496, ở tuổi 21. Tháng 11 năm 1497, Hồng Y Jean de Billheres - một đại diện người Pháp tại Rôma - đặt ông thực hiện tác phẩm Pietà. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Thời ấy, người ta đã nói về tác phẩm này: một sự phát lộ mọi tiềm năng và xung lực của nghệ thuật điêu khắc. Còn theo Vasari: Chắn chắn đó là một điều thần diệu mà một khối đá có thể được tạc thành, một sự hoàn hảo mà thiên nhiên không thể tạo ra trong đó. Pietà, 1499, đá cẩm thạch, cao 174 cm, đặt tại Basilica di San Pietro, Vatican Về tác phẩm này, tôi đã có bài giới thiệu, hiện lưu ở địa chỉ: http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110318/9395 Michelangelo quay trở lại Florence năm 1499. Ông được yêu cầu hoàn thành dự án còn dang dở đã được bắt đầu từ 40 năm trước đó bởi Agostino di Duccio: một bức tượng khổng lồ thể hiện David như một biểu tượng của sự tự do của Florence. Michelangelo đáp ứng bằng cách hoàn thành một tác phẩm rất nổi tiếng của mình, tượng David (năm 1504). Kiệt tác này, đã minh chứng cho sự xuất chúng của ông với tư cách là một nhà điêu khắc có tài năng kỹ thuật phi thường và sức mạnh của khả năng sáng tạo biểu tượng. David, 1504, đá cẩm thạch, cao 434 cm, đặt tại Galleria dell'Accademia, Florence Dưới đây là hình ảnh đặc tả chi tiết: Năm 1505 Michelangelo được Giáo hoàng Julius II mới được bầu mời quay trở lại Rome. Ông được yêu cầu xây dựng hầm mộ cho Giáo hoàng. Dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng, Michelangelo phải liên tục dừng công việc ở hầm mộ để hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác. Bởi những sự ngắt quãng này, Michelangelo đã mất 40 năm cho hầm mộ. Hầm mộ, với trung tâm là tượng Moses của Michelangelo, không bao giờ được hoàn thành ở mức khiến ông hài lòng, nhưng nó vẫn đi vào lịch sử như một tác phẩm bất hủ... Hầm mộ Julius II, 1545, đá cẩm thạch, tại Nhà thờ thánh Pietro ở Vincoli tại Rome Dưới đây là hình ảnh đặc tả chi tiết: Moses, 1515, đá cẩm thạch, cao 235 cm Cũng trong giai đoạn này, Michelangelo nhận yêu cầu vẽ trần Nhà nguyện Sistine, và ông đã mất gần bốn năm để hoàn thành (1508 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Michelangelo (1475-1564) - Điêu khắc gia nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật Công Giáo Michelangelo (1475-1564) - Điêu khắc gia nổi tiếng nhất trong lịch sử nghệ thuật Công Giáo Không chỉ là điêu khắc gia, Michelangelo còn là hoạ sĩ, kiến trúc sư, nhà thơ, và là kỹ sư. Trong lĩnh vực nào, ông cũng có những thành tựu xuất sắc. Không chỉ có nhiều thành tựu, ông còn là tấm gương về niềm say mê với sức sáng tạo và sức lao động phi thường. Chẳng phải ngẫu nhiên mà cho đến ngày nay, ai cũng phải thừa nhận, ông là một trong những nhân vật vĩ đại nhất thời Phục Hưng. Một người khổng lồ! Chính ông, bằng tài năng và nhân cách của mình, cùng với những người như Leonardo da Vinci, Raphael đã “buộc” nhân loại phải có một cách nhìn khác, một cách nghĩ khác về vai trò và vị thế của người hoạ sĩ và điêu khắc gia trong xã hội. Cho tới ngày nay. Trước đó, trong mắt mọi người, cho dù đầy vẻ quyến rũ và đặc biệt, hoạ sĩ và điêu khắc gia cuối cùng cũng chỉ là những “người thợ”, những kẻ “lao động chân tay thấp kém”! Có nhìn trên nền bối cảnh này, mới thấy tầm ảnh hưởng của ông lên thời đại lớn lao như thế nào. Ngay khi ông còn sống, tầm vóc vĩ đại của ông đã được công nhận. Ông có lẽ là người duy nhất đương thời có tiểu sử được xuất bản khi đang còn sống. Giorgio Vasari, người đã viết về ông, trong sách của mình đã cho rằng ông là động cơ của mọi thành tựu nghệ thuật từ khi bắt đầu thời kỳ Phục hưng, một quan điểm vẫn tiếp tục được ủng hộ trong lịch sử nghệ thuật trong nhiều thế kỷ... Dưới đây là đôi nét chính trong sự nghiệp nghệ thuật của Michelangelo. Michelangelo, tên đầy đủ Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1475 tại Caprese gần Arezzo, Tuscany. Lúc mới mười ba tuổi, Michelangelo được nhận vào học việc tại xưởng của hoạ sĩ Domenico Ghirlandaio, và ông đã tỏ ra là một nghệ nhân xuất sắc. Chỉ một năm sau, tức khi chỉ mới 14 tuổi, Domenico Ghirlandaio đã phải trả tiền công cho ông như phải trả cho một nghệ sĩ thực thụ. Đó là điều vô cùng hiếm có ở thời kỳ đó. Từ năm 1489, được sự bảo trợ của Lorenzo de' Medici - nhà cai trị trên thực tế của Florence - Michelangelo theo học điêu khắc với Bertoldo di Giovanni, một điêu khắc gia có ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ. Tại học viện của Bertoldo di Giovanni, Michelangelo tiếp thu ảnh hưởng lớn cả về quan điểm lẫn nghệ thuật bởi các nhà triết học Tân Platon nổi tiếng nhất thời ấy như Marsilio Ficino, Pico della Mirandola và Angelo Poliziano... Trong thời gian này, ông đã thực hiện các bức phù điêu nổi tiếng Madonna of the Stairs (1490–1492) và Battle of the Centaurs (1491–1492) Madonna of the Stairs, 1490-92, đá cẩm thạch, 56 x 40 cm, đặt tại Casa Buonarroti, Florence Battle of the Centaurs , 1492, đá cẩm thạch, 84,5 x 90,5 cm, đặt tại Casa Buonarroti, Florence Michelangelo tới Rome ngày 25 tháng 6 năm 1496, ở tuổi 21. Tháng 11 năm 1497, Hồng Y Jean de Billheres - một đại diện người Pháp tại Rôma - đặt ông thực hiện tác phẩm Pietà. Đây là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Thời ấy, người ta đã nói về tác phẩm này: một sự phát lộ mọi tiềm năng và xung lực của nghệ thuật điêu khắc. Còn theo Vasari: Chắn chắn đó là một điều thần diệu mà một khối đá có thể được tạc thành, một sự hoàn hảo mà thiên nhiên không thể tạo ra trong đó. Pietà, 1499, đá cẩm thạch, cao 174 cm, đặt tại Basilica di San Pietro, Vatican Về tác phẩm này, tôi đã có bài giới thiệu, hiện lưu ở địa chỉ: http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20110318/9395 Michelangelo quay trở lại Florence năm 1499. Ông được yêu cầu hoàn thành dự án còn dang dở đã được bắt đầu từ 40 năm trước đó bởi Agostino di Duccio: một bức tượng khổng lồ thể hiện David như một biểu tượng của sự tự do của Florence. Michelangelo đáp ứng bằng cách hoàn thành một tác phẩm rất nổi tiếng của mình, tượng David (năm 1504). Kiệt tác này, đã minh chứng cho sự xuất chúng của ông với tư cách là một nhà điêu khắc có tài năng kỹ thuật phi thường và sức mạnh của khả năng sáng tạo biểu tượng. David, 1504, đá cẩm thạch, cao 434 cm, đặt tại Galleria dell'Accademia, Florence Dưới đây là hình ảnh đặc tả chi tiết: Năm 1505 Michelangelo được Giáo hoàng Julius II mới được bầu mời quay trở lại Rome. Ông được yêu cầu xây dựng hầm mộ cho Giáo hoàng. Dưới sự bảo trợ của Giáo hoàng, Michelangelo phải liên tục dừng công việc ở hầm mộ để hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác. Bởi những sự ngắt quãng này, Michelangelo đã mất 40 năm cho hầm mộ. Hầm mộ, với trung tâm là tượng Moses của Michelangelo, không bao giờ được hoàn thành ở mức khiến ông hài lòng, nhưng nó vẫn đi vào lịch sử như một tác phẩm bất hủ... Hầm mộ Julius II, 1545, đá cẩm thạch, tại Nhà thờ thánh Pietro ở Vincoli tại Rome Dưới đây là hình ảnh đặc tả chi tiết: Moses, 1515, đá cẩm thạch, cao 235 cm Cũng trong giai đoạn này, Michelangelo nhận yêu cầu vẽ trần Nhà nguyện Sistine, và ông đã mất gần bốn năm để hoàn thành (1508 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tác phẩm hội họa cổ mỹ thuật hy lạp mỹ thuật cổ đại trường phái mỹ thuật tranh dân gian tranh đông hồTài liệu có liên quan:
-
Cách biểu đạt ước vọng của người Việt trong tranh dân gian
7 trang 59 0 0 -
108 trang 54 0 0
-
Mỹ thuật hội họa thế giới- Từ điển: Phần 1
237 trang 51 0 0 -
QUANG LONG TỰ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO
5 trang 48 0 0 -
tranh dân gian Đông hồ: phần 2
93 trang 48 0 0 -
5 trang 44 0 0
-
Tìm hiểu về Tranh dân gian Việt Nam: Phần 2
14 trang 43 0 0 -
Tìm hiểu về Tranh dân gian Việt Nam: Phần 1
12 trang 42 0 0 -
278 trang 41 1 0
-
tranh dân gian Đông hồ: phần 2 - chu quang trứ
12 trang 40 0 0 -
CHÙA THẦY ĐỘC ĐÁO NÉT KIẾN TRÚC XỨ ĐOÀI XƯA
6 trang 40 0 0 -
tranh dân gian Đông hồ: phần 1
50 trang 38 0 0 -
tranh dân gian Đông hồ: phần 1 - chu quang trứ
11 trang 38 0 0 -
Hình tượng con gà trong tranh dân gian Đông Hồ
6 trang 37 0 0 -
Vẻ đẹp điêu khắc, kiến trúc làng Việt
13 trang 37 0 0 -
3 trang 35 0 0
-
5 trang 34 0 0
-
7 trang 32 0 0
-
8 trang 30 0 0
-
211 trang 30 0 0