Danh mục tài liệu

Mô hình kinh tế chia sẻ trong thời đại CMCN 4.0 – Hướng đi mới cho Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 695.32 KB      Lượt xem: 95      Lượt tải: 0    
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Mô hình kinh tế chia sẻ trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 – Hướng đi mới cho Việt Nam" trình bày về: Lịch sử hình thành mô hình “kinh tế chia sẻ"; Các đặc điểm của mô hình kinh tế chia sẻ; Hiện trạng phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình kinh tế chia sẻ trong thời đại CMCN 4.0 – Hướng đi mới cho Việt Nam MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ TRONG THỜI ĐẠI CMCN 4.0 – HƯỚNG ĐI MỚI CHO VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung1, ThS. Trần Xuân Quân2 (1),(2) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ khắp toàn cầu với với sự xuất hiện và kết hợp thông minh của các công nghệ trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo, mạng di động, IoT-Internet of Things, điện toán đám mây... Cuộc cách mạng công nghệ số đã tạo ra cách tiếp cận hoàn toàn mới, làm cách mạng hóa cách thức mà các cá nhân và tổ chức hoạt động và cộng tác. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà đặc trưng là việc ứng dụng rộng khắp các công nghệ số, những công nghệ này là nền tảng thuận lợi để thúc đẩy sự phát triển của các mô hình kinh tế chia sẻ vốn trước đây bị hạn chế nhiều do năng lực của hệ thống hạ tầng công nghệ chưa đáp ứng được và người tiêu dùng thiếu công cụ, nhận thức để tham gia. Tại Việt Nam, thuật ngữ “kinh tế chia sẻ” đang còn khá mới mẻ và chưa thực sự phát triển mặc dù bản chất của nó đã tồn tại trước đó như cho thuê xe máy, thư viện, câu lạc bộ.... CMCN 4.0 là điều tất yếu diễn ra và mô hình kinh tế chia sẻ là động lực quan trọng trong quá trình Việt Nam tham gia vào cuộc CMCN 4.0 cùng thế giới. Từ khóa: CMCN 4.0, mô hình kinh tế chia sẻ, Internet. 1. Lịch sử hình thành mô hình “kinh tế chia sẻ” - Khái niệm về mô hình “kinh tế chia sẻ”: Chia sẻ dưới góc độ kinh tế được xem như là một công cụ tập hợp các nguồn lực đầy đủ theo cách rẻ hơn, hiệu quả hơn, mở rộng hơn. Mô hình “kinh tế chia sẻ” là một thuật ngữ đề cập đến mô hình kinh doanh khai thác các yếu tố tài nguyên sẵn có của người dùng cuối cùng và kết hợp với các yếu tố công nghệ để tập hợp người, tài sản và dữ liệu, tạo ra các cách thức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn mới. Mô hình “kinh tế chia sẻ” là mô hình thị trường kết hợp sở hữu và chia sẻ, dựa trên sự chia sẻ quyền sử dụng hàng hóa và dịch vụ nhằm gia tăng lợi ích cho các bên tham gia, là sự kết nối giữa một bên muốn tận dụng tài sản chưa dùng đến và một bên muốn tiêu dùng chúng; giúp cho việc chia sẻ, tận dụng tối đa các nguồn lực dư thừa của nhau như nhà cửa, xe cộ và vật dụng thay vì phải chi phí đầu tư mới cho việc mua sắm, sở hữu tài sản đó. Mô hình “kinh tế chia sẻ” góp phần giảm bớt các rào cản đổi với các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tạo ra của cải, làm thay đổi môi trường cá nhân và làm việc. - Quá trình hình thành mô hình “kinh tế chia sẻ”: Mô hình kinh tế chia sẻ được bắt đầu manh nha khái niệm từ năm 1995, khởi điểm tại Mỹ với mô hình ban đầu có tính chất “chia sẻ ngang hàng” nhưng không rõ rệt. Nó khởi đầu bằng dịch vụ website thông tin cho thuê quảng cáo, người tìm việc, việc tìm người… và giúp cho những cá nhân có thể kiếm được việc làm, kiếm được tiền quảng cáo. Mô hình kinh doanh này thực sự phát triển mạnh mẽ khi cuộ khủng hoảng kinh tế – tài chính bùng nổ năm 2008, giá cả tăng cao, thất nghiệp tràn lan, đời sống khó khăn khiến cho người tiêu dùng ở mọi quốc gia đều phải tìm cách thắt chặt chi tiêu, và tìm những phương cách để tận dụng tối đa những tài sản sẵn có để tăng thêm thu nhập cho mình. Người dân buộc phải thay đổi cách tiêu dùng để thích ứng với bối cảnh khó khăn và là thời điểm họ bắt đầu đón nhận các mô hình kinh doanh mang tính chất “chia sẻ ngang hàng” dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng. Việc “chia sẻ” những tài nguyên sẵn có bằng các ứng dụng công nghệ cùng những khoản lợi nhuận khổng lồ đem lại cho nhà cung ứng dịch vụ lẫn người cho thuê và sử dụng tài nguyên, đã khiến mô hình kinh doanh này nhanh chóng phát triển vượt ra khỏi biên giới Mỹ, lan rộng khắp châu Âu và toàn thế giới. Các quốc gia khác cũng đang chứng kiến sự gia tăng của các 150 ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ, như Singapore, nơi Hiệp hội Kinh tế Chia sẻ được thành lập vào năm 2014 để quảng bá lĩnh vực này. Tư vấn cho hiệp hội, nghiên cứu về kinh tế chia sẻ, các vấn đề về hành vi và các ảnh hưởng xã hội, và các nền tảng công nghệ, là những sáng kiến cho Hiệp hội Kinh tế chia sẻ. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các mô hình kinh tế chia sẻ ngày càng bùng nổ, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực như chuỗi cung ứng & sản xuất, tiêu dùng, tài chính, giáo dục. Trong sự thành công của kinh tế chia sẻ có thể kể đến nhiều tên tuổi nổi tiếng như Airbnb, Uber, RabbitTask, Coursera... Các công ty này sử dụng công nghệ điện thoại, GPS, 3G, thanh toán Online khiến cho mô hình nền kinh tế chia sẻ hoạt động với hiệu suất cao, tiết kiệm chi phí, tăng lợi ích cho người cung ứng, người có nhu cầu và người trung gian. Đồng thời việc tiết kiệm vốn của công ty mà sử dụng vốn cộng đồng giúp các công ty có thể lan nhanh ra toàn thế giới. Airbnb là dịch vụ kết nối những người cần thuê chỗ lưu trú với những người sở hữu nhà. Năm 2008, dịch vụ chia sẻ chỗ ở Airbnb.com ra đời và đã thu hút được khoảng 3.000 tòa lâu đài, biệt thự; 2.000 căn hộ ngoài trời; 900 hòn đảo và hàng chục nghìn ngôi nhà bình thường khác trên toàn thế giới tham gia và hệ thống cho thuê và chia sẻ chỗ ở. Tốc độ tăng trưởng của Airbnb rất chóng mặt, đến năm 2015, dịch vụ Airbnb.com đã được định giá khoảng 20 tỷ USD. Cùng với Airbnb.com, trong năm 2016, rất nhiều các dịch vụ khác đã và đang, tiếp tục phát triển mạnh, chia sẻ và cho thuê gần như mọi thứ: đào tạo mở trực tuyến và cung cấp chứng chỉ; dịch vụ không gian chung làm việc và sáng chế; đào tạo kỹ năng trên nền tảng cộng đồng chuyên gia; thiết kế và sản xuất cộng tác; hoàn tất đơn hàng thông minh. Có thể thấy, mô hình kinh tế chia sẻ mang lại nhiều lợi ích rất lớn. Thông q ...

Tài liệu có liên quan: