Danh mục tài liệu

Mô hình tam giác ngược (tiếp theo)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 220.62 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối chiếu các màu trong “Nguyên liệu 5” và “tin hoàn chỉnh 5” dưới đây với các màu tương ứng trong bản thông cáo báo chí gửi cho nhà báo, chúng ta sẽ thấy các thông tin được lượm lặt, chắt lọc, và xử lý để thành tin chính thức thế nào.Hai điều chú ý quan trọng nhất khi xử lý tư liệu:1. Hầu hết tư liệu nhận được không sử dụng ngay được cho báo chí vì đơn giản đối tượng đích của tài liệu gửi và đối tượng đích của báo chí muốn phát hành khác nhau...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình tam giác ngược (tiếp theo) Mô hình tam giác ngược (tiếp theo)Đối chiếu các màu trong “Nguyên liệu 5” và “tin hoàn chỉnh 5” dưới đây với cácmàu tương ứng trong bản thông cáo báo chí gửi cho nhà báo, chúng ta sẽ thấy cácthông tin được lượm lặt, chắt lọc, và xử lý để thành tin chính thức thế nào.Hai điều chú ý quan trọng nhất khi xử lý tư liệu: 1. Hầu hết tư liệu nhận được không sử dụng ngay được cho báo chí vì đơn giản đối tượng đích của tài liệu gửi và đối tượng đích của báo chí muốn phát hành khác nhau rất xa 2. Luôn xác định tư liệu hay thông cáo báo chí nhận được phải qua xử lý 3. Việc xử lý dựa trên nhiều tiêu chí mà hai trong số tiêu chí quan trọng đầu tiên là xác định thời gian định đăng tin/bài lấy thông tin từ tư liệu hoặc thông cáo báo chí, và vấn đề chính định truyền tải đến độc giả đích 4. Đảm bảo mối quan hệ logic giữa nội dung tít (headline), phần mở đầu (lead), và thân tin/bài (text body). Sự không logic về nội dung giữa ba thành phần trên là một trong những lỗi hay xảy ra nhất đối với biên tập viên 5. Các màu bôi ở nguyên liệu và ở tin hoàn chỉnh cho thấy, thông tin từ nguyên liệu được lần lượt xử lý và sử dụng thế nào trong tin hoàn chỉnh. Đáng chú ý, đoạn tin bôi màu vàng trong tin hoàn chỉnh không phải lấy từ nguyên liệu mà từ các nguồn khác như liên lạc với đại diện cơ quan chức năng (ở đây là Bộ Tài nguyên&Môi trường), và từ internet. Điều đó cho thấy, một trong những kỹ năng quan trọng của biệp tập tin từ thông cáo báo chí là không chỉ dựa trên thông cáo báo chí mà phải từ nhiều nguồn khác nhau tùy điều kiện và khả năng cụ thể.Nguyên liệu 5Đất ngập nước – Trái tim của châu ÁViệt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Đất ngập nước châu Á lần thứ tư tại HàNội, 22-25/6/2008Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/6/2008 (Bộ TN&MT, Trung tâm Ramsar Nhật Bản vàIUCN) – Tồn tại khắp nơi trến trái đất và là nguồn sống hàng ngày của hàng trămtriệu người, đất ngập nước đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì một trái đất vớidân số khỏe mạnh. Ở châu Á, đất ngập nước gắn liền với sản xuất lúa và là mộtphần của di sản văn hóa. Tuy vậy, các vùng đất ngập nước lại là những hệ sinhthái bị đe dọa nhiều nhất trên hành tinh của chúng ta. Các vấn đề về sử dụng khônkhéo và quản lý bền vững các vùng đất ngập nước của châu Á đang được thảoluận trong một diễn đàn khu vực tổ chức tại Hà Nội.Hội nghị này do Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (Bộ TN&MT), Tổ chứcBảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Trung tâm Ramsar Nhật Bản (RCJ) đồngtổ chức.“Hội nghị Đất ngập nước châu Á là diễn đàn quy tụ tất cả các bên liên quan đếnđất ngập nước, gồm các nhà quản lý, các tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học,các doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và các nhóm bản địa vào một cuộc đốithoại về các vấn đề, cách tiếp cận và những ưu tiên trong quản lý các vùng đấtngập nước của châu Á”, TS. Motokazu Ando, Chủ tịch RCJ phát biểu. RCJ là tổchức có sáng kiến thành lập diễn đàn này năm 1992.Tổ chức 3 năm một kỳ, hội nghị lần này là diễn đàn đất ngập nước châu Á lần thứtư. Hội nghị là một bước chuẩn bị để tiến tới Hội nghị Các bên tham gia Công ướcvề các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Công ước Ramsar) lần thứ10 sẽ diễn ra tại Hàn Quốc vào tháng 10 năm nay. Những đóng góp của các hộinghị đất ngập nước châu Á đã được công nhận trong Nghị quyết số 19: “Yêu cầucác thành viên tham gia công ước hợp tác với Ban thư ký Công ước Ramsar và cáctổ chức phi chính phủ quốc tế ủng hộ và tham gia vào các Hội nghị về Đất ngậpnước Châu Á”.“Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tham gia công ước Ramsar, cho thấyViệt Nam đã sớm nhìn nhận được tầm quan trọng của các vùng đất ngập nước. Từđó đến nay, Việt Nam đã luôn nỗ lực để khuyến khích việc sử dụng khôn khéo vàquản lý bền vững các vùng đất ngập nước. Chúng tôi rất tin tưởng rằng hội nghịlần này sẽ mang lại những đóng góp tích cực và giúp Hội nghị Các bên tham giaCông ước Ramsar lần thứ 10 sắp tới thành công”, TS. Nguyễn Công Thành, thứtrưởng Bộ TN &MT phát biểu.Hội nghị đất ngập nước châu Á lần này lấy chủ đề chính là “Đất ngập nước – Tráitim của châu Á”. Hội nghị sẽ thảo luận các giá trị và các vấn đề về đất ngập nướctai châu Á trong mười lĩnh vực sau: Hướng tới sự lành mạnh của các vùng đấtngập nước; Hợp tác quốc tế trong quản lý các vùng đất ngập nước xuyên biên giới;Các vùng đất ngập nước và sản xuất nông nghiệp bền vũng; Lồng ghép bảo tồn đấtngập nước vào phát triển; Đất ngập nước và sinh kế bền vững; Giáo dục, đào tạovề đất ngập nước; Di sản văn hoá và quản lý đất ngập nước; Biến đổi khí hậu vàcác vùng đất ngập nước; Đất ngập nước và đa dạng sinh học, và Đất ngập nướcViệt Nam.Hội nghị sẽ qui tụ các chuyên gia đất ngập nước hàng đầu của châu Á, giới thiệucác sáng kiến và thành tựu mới trong lĩnh vực bảo tồn và quản lý bền vững cácvùng đất ngập nư ...