Danh mục tài liệu

Một số đặc tính của đất trong thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 443.86 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài báo này, trình bày kết quả nghiên cứu về một số tính chất vật lý của đất trong các thảm thực vật tự nhiên và một số loại rừng trồng trên nền thảm thực vật thoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số đặc tính của đất trong thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng NinhHỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA ĐẤT TRONG THẢM THỰC VẬT TỰ NHIÊN VÀRỪNG TRỒNG Ở THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINHVŨ THỊ THANH HƢƠNGTrường Đại học Sư phạm, Đại học Thái NguyênNGUYỄN THẾ HƢNGTrường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà NộiDo nhiều nguyên nhân khác nhau (khai thác quá mức tài nguyên rừng, canh tác nương rẫy,chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản…), thảm thực vật tự nhiên thành phố Cẩm Phả, tỉnhQuảng Ninh có mức độ thoái hóa rất cao (chiếm tỷ lệ lớn về diện tích đất lâm nghiệp ở thànhphố Cẩm Phả là thảm thực vật cây bụi và thảm cỏ cao cây họ Hòa thảo - Poaceae). Các chỉ tiêuvề thành phần hóa học và đặc tính lý học của đất lâm nghiệp ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh QuảngNinh được chúng tôi phân làm các nhóm chỉ tiêu khác nhau để đánh giá.Tuy nhiên, trong bài báo này, chúng tôi chỉ trình bày kết quả nghiên cứu về một số tính chấtvật lý của đất trong các thảm thực vật tự nhiên và một số loại rừng trồng trên nền thảm thực vậtthoái hóa ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.I. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU1. Đối tượng nghiên cứuNghiên cứu đặc tính lý học của đất trong các trạng thái thảm thực vật tự nhiên có mức độthoái hóa khác nhau (Rừng IIa, Ic, Ia, thảm cỏ) và một số loại rừng trồng trên nền thảm thựcvật thoái hóa (Rừng trồng keo 7 tuổi, bạch đàn 7 tuổi và thông 10 tuổi) trên địa bàn thànhphố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.2. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa: Các phẫu diện được đặt trong các ô nghiên cứuthực vật, trong đó các yếu tố phải điển hình (về độ che phủ, cấu trúc không gian, địa hình, thổnhưỡng). Bố trí 5-10 điểm lấy mẫu phân bố tương đối đều trên ô tiêu chuẩn. Khối lượng thảmmục ở trạng thái tự nhiên được xác định trực tiếp ngay ngoài thực địa (trong các ô tiêuchuẩn) bằng cách cân lặp lại 10 lần trên các ô vuông có kích thước 1 x 1 m. Mỗi năm xácđịnh 2 lần vào mùa mưa và mùa khô để lấy giá trị trung bình. Cân bằng cân lò so với độ chínhxác 0,01 kg. Trong mỗi ô định vị đóng từ 10-15 thước kẻ nhựa (tiết diện 1x1 cm, dài 20 cm, trêncó vạch chia độ dài đến mm) để chừa 2 cm ở trên mặt đất. Trên cơ sở chiều dày lớp đất bị bàomòn mà xác định cường độ xói mòn đất.- Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Dung trọng (Phương pháp Ống đóng);Độ xốp (Phương pháp Trọng lượng).II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN1. Độ dày tầng đất và khối lượng thảm mục trong đấtĐộ dày tầng đất là một chỉ tiêu quan trọng góp phần quyết định sự phát triển của thảm thựcvật. Tầng đất càng dày, sự tích lũy chất dinh dưỡng trong đất càng cao và càng đáp ứng tốt nhucầu dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng.Độ dày tầng đất trong các thảm thực vật ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có sự chênhlệch khá lớn. Chỉ tiêu này ở rừng IIa là >100 cm, ở thảm cây bụi Ic từ 50-80 cm; ở thảm cỏ là1429HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 650-60 cm. Phần lớn rừng trồng được khảo sát hầu hết đều nằm trên lập địa có độ dày đất khá từ40 cm đến 60 cm. Riêng ở thảm cây bụi Ia, đất có độ dày không quá 40 cm.Về nguyên tắc, khi đất nhiệt đới thoái hóa, lượng nước bị bốc hơi vật lý lớn, khiến cho cácoxyt kim loại Fe, Al, Mn bị mất nước, keo tụ lại, trở nên rắn chắc và không hòa tan, tạo nên cáckết von. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng khi giảm độ che phủ của thảm thực vật xuống quáthấp và lớp đất ở phía trên bị xói mòn mạnh, đá ong sẽ bị lộ trên mặt đất. Vì vậy, trong các rừngtrồng và thảm thực vật Ia ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh thường xuất hiện nhiều kếtvon trên bề mặt, thực vật phát triển rất kém.Ngoài việc là nơi cư trú, là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật đất, thảm mục còn có vai tròđiều tiết nguồn nước, ngăn cản dòng chảy trên mặt đất, giảm lượng bốc hơi mặt đất, tăng lượngnước thấm xuống đất. Do vậy, thảm mục có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước,chống xói mòn, lũ lụt. Tổng lượng rơi rụng và tốc độ phân hủy thảm mục phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố (điều kiện khí hậu, mật độ và thành phần vi sinh vật, thành phần loài cây, loại rừngvà tuổi rừng…). Ngược lại, thảm thực vật cũng ảnh hưởng lớn đến tổng lượng rơi rụng. Ngoàira, cùng với cây bụi, thảm tươi, tầng thảm mục còn là những vật chướng ngại làm giảm lượngnước, làm yếu tốc độ dòng chảy trên mặt đất. Trong đất rừng, hệ rễ cây rừng phong phú và hanghốc động vật làm gia tăng lượng nước thấm vào đất. Vì vậy, hệ sinh thái rừng có khả năngchuyển hóa một phần dòng nước chảy trên mặt đất thành dòng chảy trong lòng đất, tăng cườngkhả năng hạn chế lũ lụt, nuôi dưỡng nguồn nước và chống xói mòn bảo vệ đất đai. Trong khicác thảm thực vật khác, không có tính năng phòng hộ như vậy.Trong các thảm thực vật, tổng lượng rơi rụng ở rừng IIa lớn nhất (11,2 tấn/ha), ở thảm cỏ là6,8 tấn/ha, ở các loại rừng trồng, không có sự khác biệt đáng kể (7,1-7,7 tấn/ha) ...

Tài liệu có liên quan: