Danh mục tài liệu

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 194      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng Nói tiếng Trung Quốc cho học viên, sinh viên tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự dưới hai góc độ người dạy và người học, hi vọng góp một tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và học tập tiếng Trung Quốc tại đơn vị này nói riêng, tại Việt Nam nói chung.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0002 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 1, pp. 18-30 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC KĨ NĂNG NÓI TIẾNG TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN CƠ SỞ TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC QUÂN SỰ Đỗ Tiến Quân* và Nguyễn Thị Phương Thảo Khoa Tiếng Trung Quốc, Học viện Khoa học Quân sự Tóm tắt. Trong giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc, Nói là một kĩ năng vô cùng quan trọng, thể hiện một cách trực quan nhất về trình độ, năng lực ngôn ngữ của người học. Do đó, việc dạy và học kĩ năng Nói tiếng Trung Quốc luôn là vấn đề được chú trọng, đặc biệt là trong giai đoạn cơ sở. Bằng phương pháp thực chứng, dựa trên cơ sở thực tiễn, bài viết tập trung tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng Nói tiếng Trung Quốc cho học viên, sinh viên tiếng Trung Quốc giai đoạn cơ sở tại Học viện Khoa học Quân sự dưới hai góc độ người dạy và người học, hi vọng góp một tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy và học tập tiếng Trung Quốc tại đơn vị này nói riêng, tại Việt Nam nói chung. Từ khóa: Giai đoạn cơ sở, giải pháp, kĩ năng nói, tiếng Trung Quốc. 1. Mở đầu Mục tiêu cuối cùng của việc dạy và học ngoại ngữ là năng lực giao tiếp. Nói là một kĩ năng rất quan trọng trong quá trình học và dạy ngoại ngữ. Mục đích của rèn luyện Nói là để phục vụ trực tiếp cho việc giao tiếp và học tập các kĩ năng khác bằng ngoại ngữ nói chung, tiếng Trung Quốc nói riêng. Đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Trung Quốc, kĩ năng Nói trong có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là ở giai đoạn cơ sở. Ở giai đoạn này, người học không chỉ phát âm chuẩn, tích lũy được vốn từ vựng nhất định, mà còn phải biết triển khai từ, câu, ý một cách logic, biết lập luận và tổng hợp vấn đề, từ đó đặt nền móng vững chắc để phát triển kĩ năng Nói ở các cấp độ cao hơn. Về các nghiên cứu hữu quan, có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu sau: Nghiên cứu tại Trung Quốc: Đối với việc giảng dạy kĩ năng Nói tiếng Trung Quốc, La Chính Ân cho rằng, đây là kĩ năng vô cùng quan trọng trong giảng dạy tiếng Trung Quốc, tuy nhiên, các phương pháp và mô hình truyền thống về giảng dạy kĩ năng Nói chưa thể hiện được đặc trưng riêng của môn học, thường làm cho người học không thoát khỏi “khung” hình thức ngôn ngữ sách vở, không thể phù hợp với tính linh hoạt và sáng tạo của ngôn ngữ, do đó, phải áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với tính giao tiếp, tính hiệu quả trong giờ học Nói [1, tr 1]. Thông qua khảo sát, điều tra, phỏng vấn, Vương Hải Phong chỉ ra một số đặc điểm của sinh viên Nhật Bản khi học Nói tiếng Trung Quốc, đó là: Động cơ, tâm lý, ý thức học tập, đồng thời tiến hành phân tích đánh giá về thực trạng cũng như một số gợi ý cho việc dạy kĩ năng Nói tiếng Trung Quốc đối với sinh viên Nhật Bản [2]. Các nghiên cứu tại Việt Nam: đối với các vấn đề giảng dạy đại học ngoại ngữ nói chung, Ngày nhận bài: 11/11/2019. Ngày sửa bài: 17/12/2019. Ngày nhận đăng: 2/1/2020. Tác giả liên hệ: Đỗ Tiến Quân. Địa chỉ e-mail: quandovn@yahoo.com 18 Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học kĩ năng nói tiếng Trung Quốc... tiếng Trung Quốc và kĩ năng Nói tiếng Trung Quốc nói riêng cho sinh viên Việt Nam, có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu sau: Trong bài viết Đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực và định hướng vận dụng trong thực tiễn giáo dục đại học, Dương Thị Thúy Hà đi sâu trình bày về đánh giá kết quả học tập của người học theo định hướng hình thành năng lực. Các vấn đề về đánh giá kết quả học tập của người học, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phương pháp và hình thức đánh giá theo định hướng phát triển năng lực được phân tích chi tiết. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số định hướng vận dụng trong giáo dục đại học [3]. Trong nghiên cứu Sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học khẩu ngữ tiếng Trung Quốc, Vi Thị Hoa chỉ ra, trò chơi dạy học là một loại hoạt động dạy học tập trung vào các mục tiêu giảng dạy, lấy hình thức trò chơi để tiếp cận với giảng dạy. Trong dạy khẩu ngữ, sử dụng trò chơi dạy học là một trong những phương pháp dạy học luôn gây nhiều hứng thú cho người học, rất phù hợp và luôn mang lại hiệu quả cao. Dưới góc độ giáo dục học, thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận của trò chơi dạy học, tác giả trình bày bốn tác dụng ưu việt của việc sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học khẩu ngữ, đồng thời giới thiệu một số hình thức trò chơi dạy học thường dùng trong dạy học khẩu ngữ tiếng Trung Quốc [4, tr 41]. Bài viết Tác động của các yếu tố văn hóa xã hội đối với việc học tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành xã hội học, trường Đại học Cần Thơ của nhóm tác giả Trần Thị Diễm Cần, Nguyễn Văn Tròn đã phân tích tác động của yếu tố văn hóa xã hội đối với việc học Tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất, chuyên ngành Xã hội học, trường Đại học Cần Thơ từ lí thuyết đến điều tra thực tiễn, trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét và khuyến nghị đối với người học cũng như người dạy Tiếng Anh để việc học Tiếng Anh của sinh viên chuyên ngành Xã hội học tại trường này đạt hiệu quả và chất lượng tốt [5]. Như vậy, có thể thấy, các nghiên cứu hữu quan tại Trung Quốc và Việt Nam đa phần đều đề cập đến việc giảng dạy đại học, ngoại ngữ nói chung (tiếng Anh, tiếng Trung), hoặc giảng dạy tiếng Trung Quốc hoặc kĩ năng Nói nói riêng ở một góc độ nhỏ (trò chơi ngôn ngữ), hoặc nghiên cứu với đối tượng dạy học là người nước ngoài (Hàn Quốc, Nhật Bản) tại một bối cảnh đặc thù. Thực tế giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Khoa tiếng Trung Quốc - Học viện Khoa học Quân sự (HVKHQS) cho thấy, việc dạy và học kĩ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: