Danh mục tài liệu

Một số hướng nghiên cứu tiểu thuyết hậu chiến ở Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 401.64 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu thuyết thực chất cũng là một loại diễn ngôn. Nó chịu sự chi phối của nhiều loại mã như mã thể loại, mã ngôn ngữ, mã ý thức hệ, mã lịch sử... Trong khoảng 10 năm sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, thống nhất đất nước, tiểu thuyết Việt Nam đạt được nhiều thành tựu. Bài viết trình bày một cách hệ thống về những hướng nghiên cứu trên trong đó đi sâu hơn vào tiểu thuyết của hai nhà văn tiêu biểu là Chu Lai và Bảo Ninh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số hướng nghiên cứu tiểu thuyết hậu chiến ở Việt Nam HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1067.2020-0023 Social Sciences, 2020, Volume 65, Issue 5, pp. 11-17 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT HẬU CHIẾN Ở VIỆT NAM Nguyễn Phương Hà Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Tiểu thuyết thực chất cũng là một loại diễn ngôn. Nó chịu sự chi phối của nhiều loại mã như mã thể loại, mã ngôn ngữ, mã ý thức hệ, mã lịch sử... Trong khoảng 10 năm sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, thống nhất đất nước, tiểu thuyết Việt Nam đạt được nhiều thành tựu. Nó có diện mạo riêng, có được sự phong phú và hấp dẫn khác với thời kì trước định hình nên một giai đoạn tiểu thuyết được nhiều nhà nghiên cứu định danh là tiểu thuyết hậu chiến. Nhiều cuốn tiểu thuyết ngay khi ra đời đã nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận. Chúng được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích từ nhiều góc độ khác nhau như phương diện ý thức hệ; thi pháp thể loại, cách tân về ngôn ngữ... Ở bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày một cách hệ thống về những hướng nghiên cứu trên trong đó đi sâu hơn vào tiểu thuyết của hai nhà văn tiêu biểu là Chu Lai và Bảo Ninh. Từ khóa: tiểu thuyết, hậu chiến, Chu Lai, Bảo Ninh. 1. Mở đầu Trong khoảng 10 năm sau cuộc kháng chiến chống Mĩ, thống nhất đất nước, tiểu thuyết đã có những chuyển biến đáng kể trong việc tiếp cận, đổi mới về đề tài, cảm hứng, các phạm trù thẩm mĩ, quan niệm nghệ thuật về con người. Nhiều tác phẩm ngay khi ra đời đã nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận từ những nhà nghiên cứu chuyên nghiệp đến những người có tình yêu sâu sắc với văn học Việt Nam đương đại. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - nhìn từ góc độ thể loại (Bùi Việt Thắng), Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 (Nguyễn Bích Thu), Nỗi buồn chiến tranh - viết về chiến tranh thời hậu chiến, từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp (Phạm Xuân Thạch) in trong cuốn Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy,Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986- Dấu ấn đổi mới qua đề tài, chủ đề và phương thức thể hiện (Nguyễn Thành); Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975- nhìn từ góc độ nhận thức và nghệ thuật thể hiện (Trần Thị Mai Nhân); Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai đoạn 1986-2006 (Mai Hải Oanh)… Những công trình này chủ yếu tiếp cận tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn này từ góc độ thi pháp thể loại. Trong khi đó, một số công trình khác lại tập trung bàn về vấn đề hiện thực chiến tranh, về người lính và số phận con người: Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới (Nguyễn Thị Hương Giang); Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi quan niệm về đề tài tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 (Nguyễn Tiến Đức); Chiến tranh và những vấn đề hậu chiến trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Đỗ Hải Ninh); Con người trong tiểu thuyết thời hậu chiến viết về chiến tranh (Nguyễn Thị Kim Tiến)... Như vậy, có thể nói, các công trình này đã soi chiếu tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn có tính chuyển tiếp này từ nhiều góc độ khiến cho nhiều vỉa tầng giá trị của chúng được khơi mở. Ngày nhận bài: 11/4/2020. Ngày sửa bài: 27/4/2020. Ngày nhận đăng: 14/5/2020. Tác giả liên hệ: Nguyễn Phương Hà. Địa chỉ e-mail: hanp.sp2@gmail.com 11 Nguyễn Phương Hà Song một cái nhìn hệ thống về mảng này lại chưa có. Đây chính là tiền đề để chúng tôi tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống về các khuynh hướng tiếp nhận tiểu thuyết chiến tranh từ 1975 đến 1986 tại Việt Nam. Qua đó, thấy được sự hấp dẫn, giá trị đóng góp của tiểu thuyết giai đoạn này đồng thời tạo nền tảng để các nhà nghiên cứu có thể nhìn thấy các khoảng trống, từ đó có thể tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. 2. Nội dung nghiên cứu Giai đoạn từ năm 1975 đến 1985 là thời kì vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa xây dựng đất nước. Đặc trưng lớn nhất của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng ở giai đoạn này là sự chuyển tiếp giữa hai giai đoạn: văn học chiến tranh và văn học đổi mới. Xem xét tiểu thuyết 1975-1985 với ý nghĩa gạch nối, người nghiên cứu hoàn toàn có thể so sánh những đặc điểm giống và khác biệt của giai đoạn này với giai đoạn 1945 - 1975 và sau 1986. Tiểu thuyết 1975 - 1985 vừa có thể gọi là tiểu thuyết hậu chiến vừa có thể coi là tiểu thuyết giai đoạn tiền đổi mới. Do đó, bản thân những nghiên cứu về tiểu thuyết giai đoạn này cũng hứa hẹn nhiều điểm thú vị. Sau đây, chúng tôi sẽ đi vào những hướng tiếp cận chính. 2.1. Tiếp cận tiểu thuyết hậu chiến Việt Nam từ góc nhìn ý thức hệ Thời kì hậu chiế ...

Tài liệu được xem nhiều: