Danh mục tài liệu

Một số kết quả nghiên cứu mới về công nghệ xử lý khử độc cho môi

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.02 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

TÓM TẮT Bài báo giới thiệu một số kết quả mới trong nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ hóa học, hóa lý, điện hóa và đặc biệt là các giải pháp công nghệ sinh học (sử dụng mùn trồng nấm, sử dụng thực vật bậc cao) để xử lý khử độc cho môi trường bị nhiễm các hóa chất độc hại đặc thù quốc phòng và các chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh (chất độc da cam /dioxin và Cesium (CS)). Từ khóa: công nghệ môi trường, công nghệ xử lý khử độc,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kết quả nghiên cứu mới về công nghệ xử lý khử độc cho môi Một số kết quả nghiên cứu mới về công nghệ xử lý khử độc cho môi trường bị nhiễm các hóa chất độc hại đặc thù nghành quốc phòng TÓM TẮT Bài báo giới thiệu một số kết quả mới trong nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ hóa học, hóa lý, điện hóa và đặc biệt là các giải pháp công nghệ sinh học (sử dụng mùn trồng nấm, sử dụng thực vật bậc cao) để xử lý khử độc cho môi trường bị nhiễm các hóa chất độc hại đặc thù quốc phòng và các chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh (chất độc da cam /dioxin và Cesium (CS)). Từ khóa: công nghệ môi trường, công nghệ xử lý khử độc, hóa chất độc hại, chất độc da cam/dioxin và CS. ABSTRACT This articals presents the research finding in the application of such technologies as chemistry, physical chemistry, electrochemistry and especially biology technology (using fungi hummus, plants) in the treatment of the environments contaminated with the military toxic chemicals and the residual toxic chemicals after Viet Nam War (Orange/dioxin and CS). Keywords: environment technology, detoxification treatment technology, toxic chemicals, orange/dioxin and Cesium (CS). I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đặc thù ngành quốc phòng là các hoá chất hoặc loại chất thải đặc biệt thường chỉ được tạo ra từ các hoạt động quân sự, trong đó chủ yếu từ các hoạt động của các cơ sở sản xuất, sửa chữa quốc phòng và đảm bảo kỹ thuật của quân đội [24, 25, 37]. Có thể liệt kê một số nhóm các tác nhân gây ô nhiễm môi trường đặc thù ngành quốc phòng như: 1- Nhóm các hóa chất có tính nổ bị nhiễm trong các chất thải (chủ yếu là nước thải, chất thải rắn) của các cơ sở sản xuất vật liệu nổ; gồm các loại thuốc nổ sơ cấp (chất mồi nổ hay chất gợi nổ) như thủy ngân phulminat (C2N2O2Hg), chì azotua (N6Pb), chì stypnat (C6HN3O8Pb), axit stypnic (C6H3N3O8), tetrazen, diazodinitrophenol (DDNP) và các hoá chất là nguyên liệu để sản xuất chúng trong đó có chì nitrat, axit picric (trinitrophenol, TNP); các loại thuốc nổ thứ cấp bao gồm các thuốc nổ đơn chất như 2,4,6-trinitrotoluen (TNT, Tolit), dinitrotoluen (DNT), các hợp chất nitramin mạch vòng (Tetryl), nitramin mạch thẳng như hexogen (RDX), octogen (HMX), nitroglyxerin (NG), Pentrit và các loại thuốc nổ dạng hỗn hợp và các hoá chất là nguyên liệu để chế tạo chúng, thí dụ như mononitrotoluen (MNP), nitroxenlulo, axit nitric, axit sunfuric,… Các loại thuốc nổ hỗn hợp dùng trong quân sự phần lớn dựa trên cơ sở các loại thuốc nổ như TNT, RDX, HMX, Pentrit, một số loại thuốc nổ công nghiệp dựa trên nền amoni nitrat. Các chất thải là dung môi hữu cơ dễ bay hơi dùng trong công nghệ sản xuất thuốc nổ thuốc phóng như etanol, axeton, etylaxetat, xylen, toluen v.v… 2- Nhóm các chất độc quân sự tồn lưu sau chiến tranh bao gồm chất độc da cam (thành phần chủ yếu là các chất diệt cỏ như axit 2,4-diclophenoxyaxetic (2,4-D); axit 2,4,5-triclophenoxyaxetic (2,4,5-T) có chứa tạp chất là dioxin (PCDD) nhiễm trong đất, bùn đáy và nước ở một số khu vực Miền Nam Việt Nam và chất độc CS. Đặc điểm chung của các hoá chất này là chúng vừa nguy hiểm (thí dụ như dễ cháy nổ), vừa có độc tính cao với môi trường và sức khỏe con người. Chính vì vậy nghiên cứu ứng dụng và phát triển các giải pháp công nghệ mới để xử lý khử độc cho môi trường bị nhiễm các chất ô nhiễm đặc thù quân sự đã sớm trở thành một trong các hướng hoạt động quan trọng của các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành môi trường của quân đội. Được sự quan tâm chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và các cơ quan chức năng, với sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, trong thời gian qua công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ môi trường trong quân đội đã đạt được nhiều kết quả trong đó có kết quả nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới để xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường đặc thù ngành quốc phòng. Một số kết quả theo hướng nghiên cứu này của giai đoạn từ năm 2004 trở về trước đó được giới thiệu trong các tài liệu [7,24,36]. Trong giai đoạn từ 2005 đến nay đây là hướng nghiên cứu vẫn tiếp tục được các cơ sở nghiên cứu chuyên ngành của quân đội chú trọng phát triển. Trong báo cáo này sẽ trình bày một số kết quả mới đó đạt được trong giai đoạn từ 2005 đến nay trong nghiên cứu công nghệ khử độc cho môi trường bị nhiễm các hoá chất độc hại đặc thù ngành quốc phòng. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các đối tượng môi trường đó được nghiên cứu là đất bị nhiễm các chất độc hoá học tồn lưu sau chiến tranh là các hợp chất clo hữu cơ: như 2,4-D; 2,4,5-T; 2,3,7,8- tetraclodibenzo-p-dioxin (TCDD), 2-clobenzalmalononitril (CS), các hợp chất clophenol); nước thải và đất ở các nhà máy sản xuất, sửa chữa quốc phòng bị nhiễm các loại thuốc nổ (TNT,DNT, TNR, DDNP, NG, RDX, HMX, Tetryl…) hoặc nguyên liệu sản xuất chúng. 2.2. Các phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết bị, nguyên liệu, hoá chất Thiết bị dùng để phân tích, xác ...

Tài liệu có liên quan: