Danh mục tài liệu

Một số khuyến nghị về vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 708.53 KB      Lượt xem: 55      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm xác định yêu cầu để phát triển nguồn nhân lực, GD-ĐT chất lượng cao đáp ứng nhu cầu cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số khuyến nghị về vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam VJE Tạp chí Giáo dục (2023), 23(13), 41-46 ISSN: 2354-0753 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO PHỤC VỤ CÔNG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ Ở VIỆT NAM Trần Quang Tuyến+, Lê Văn Đạo, Nhóm nghiên cứu Kinh tế, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Văn Định, + Tác giả liên hệ ● Email: tuyentq@vnu.edu.vn Nguyễn Quỳnh Hương Article history ABSTRACT Received: 10/3/2023 Given the impact of the fourth Industrial Revolution (Industry 4.0), Vietnam's Accepted: 22/4/2023 workforce faces many challenges in developing its socio-economic Published: 05/7/2023 integration towards globalization, not only in terms of professional skills but also in the readiness of the domestic industry. This article discusses the Keywords requirements for developing high-quality human resources, education, and Human resource training to meet the needs of Industry 4.0. Firstly, the article evaluates the development, 4.0 revolution, readiness of the current workforce and industrial system in Vietnam as international integration, relatively limited. Specifically, while the individual skills of workers to meet Vietnam the demands of Industry 4.0 are at a low to medium level, over 87% of Vietnamese enterprises are found to be not ready for Industry 4.0. Secondly, the article identifies some criteria for developing human resources at both macros (17 criteria) and micro (individual skills) levels as necessary for the fourth revolution. These criteria are assessed based on (i) the practical needs of businesses; (ii) the specific context of Vietnam; and (iii) the current theoretical framework for human resource development. Accordingly, the study proposes some core requirements for developing human resources, education, and training systems in the upcoming period to adapt to Industry 4.0, including (i) policy coherence at the national policy level; (ii) practical efficiency in organizing and connecting relevant parties; and (iii) the development of individual skills for the workforce. 1. Mở đầu Làn sóng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CM 4.0) là không thể tránh khỏi và không thể đảo ngược với mọi quốc gia. CM 4.0 đã tạo ra sự chuyển dịch và thay đổi nhanh chóng không chỉ cấu trúc lực lượng lao động mà còn tác động đến kĩ năng người lao động một cách mạnh mẽ. Trong khi đó, theo báo cáo của Tổng cục thống kê (2022), tỉ lệ lao động Việt Nam có trình độ kĩ năng chuyên môn là chưa đến 30% và chỉ 10% người lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp trong thời kì chuyển đổi số theo đánh giá của World Bank (2019). Trước bối cảnh đó, Tien & Anh (2019) khuyến cáo về áp lực của CM 4.0 đối với thị trường lao động của Việt Nam do sự chậm thích ứng và chất lượng thấp của nguồn lực lao động nội địa. Trong khi Euler (2021) thực hiện khảo sát tại Việt Nam cho thấy, chỉ 3% số người được phỏng vấn thể hiện sự tự tin là Việt Nam có thể hiện thực hóa nâng cao chất lượng lao động ở những kĩ năng quan trọng nhất trong giai đoạn chuyển đổi số. Hơn nữa, phát triển nguồn lực lao động là chiến lược dài hạn liên quan đến nhiều cấu phần trong phát triển KT-XH. Do đó, việc nghiên cứu các yêu cầu cho phát triển nguồn lực chất lượng cao đáp ứng cuộc CM 4.0 là hết sức cần thiết. Quá trình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam gặp nhiều thách thức. Theo đó, hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam (chiếm đến hơn 50% số lượng người tham gia nghiên cứu chuyên sâu) không có nhiều sự cải thiện trong xuyên suốt một giai đoạn dài (2013-2016) (Trần Quang Tuyến và cộng sự, 2020). Trong khi, hệ thống đại học/cao đẳng chưa nhận được các khuyến khích phù hợp để phát triển trong dài hạn (Tran và cộng sự, 2022). Báo cáo của World Bank (2019) thì nhấn mạnh đến thói quen sử dụng tiền mặt (hơn 90%) của Việt Nam có thể là rào cản cho thích ứng các công nghệ mới trong thời đại số, đặc biệt là tài chính số. Hơn nữa, năng suất lao động trên tiền lương của Việt Nam tăng nhanh và lợi suất lợi nhuận đi học giảm sút nhanh chóng có thể là một rào cản khác khiến người lao động có xu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: