Danh mục tài liệu

Một số quan điểm lí luận về thao tác so sánh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 510.31 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về khái niệm thao tác so sánh, mối quan hệ giữa thao tác so sánh với các thao tác trí tuệ khác và tiến trình so sánh trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ 5-6 tuổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số quan điểm lí luận về thao tác so sánhMỘT SỐ QUAN ĐIỂM LÍ LUẬN VỀ THAO TÁC SO SÁNH TRẦN THỊ PHƯƠNG (*)TOÙM TAÉT:Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về khái niệm thao tác so sánh, mối quan hệ giữathao tác so sánh với các thao tác trí tuệ khác và tiến trình so sánh trong quá trình pháttriển trí tuệ của trẻ 5-6 tuổi. Kết quả nghiên cứu này góp phần giúp giáo viên mầm nonhiểu được các bước của tiến trình so sánh từ đó vận dụng vào việc phát triển thao tác sosánh cho trẻ 5-6 tuổi.ABSTRACTThe article aims to report the research result of the theoretical conception of operation ofcomparison, the relationship between comparative operation and others intellectualoperation, and the process of comparison in intellectual development of children in 5-6year of age. The result helps kindergarten teachers understand the process of comparisonto apply in developing the operation of comparison of children in the age.1. MỞ ĐẦUTheo quan niệm chung của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau, so sánhluôn luôn có mối quan hệ tương tác với các thao tác trí tuệ khác và ảnh hưởng quan trọngđối với sự phát triển trí tuệ của con người. Những cách hiểu về khái niệm, vai trò của sosánh, mối quan hệ của so sánh với các thao tác trí tuệ khác và tiến trình so sánh đã chothấy điều đó. Trong khi giới ngôn ngữ học coi so sánh là “nhìn vào cái này mà xem xétcái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém” (1), thì các nhà xã hội họcnhư L. Festinger, E. Durkheim, Th. Abel, F. H. Tenbruck, J. Matthes cho rằng so sánh làtư duy, là phương pháp thực nghiệm gián tiếp, là quá trình xã hội và văn hoá, v.v. (2)K.Đ. Usinski đã nói: “So sánh là cơ sở của mọi sự hiểu biết và tư duy”, I.M. Xêchênôvxem so sánh là kho tàng trí tuệ quý báu nhất của con người (3), còn W. Prinz đã từng viết:“Nhận thức có nghĩa là so sánh” (7). Thực nghiệm của nhà tâm lí học nhận thức ngườiMỹ Saul Sternberg đã khẳng định các quá trình so sánh là những quá trình nhận thức cơbản đầu tiên (8). Trong thực tế các vấn đề liên quan đến thao tác so sánh chưa được đềcập đúng mức. Vì vậy, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung giới thiệu 3 nộidung chủ yếu nhất là: a. Khái niệm về thao tác so sánh; b. Mối quan hệ của thao tác sosánh với các thao tác trí tuệ khác; và c. Tiến trình so sánh.2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm thao tác so sánhMột số nhà tâm lí học cho rằng: “ So sánh được coi như một trong những kĩ năng hoạtđộng trí óc hay những hành động trí óc đơn giản”. G.Evans coi so sánh là “một cách nhậnthức”, “không chỉ để hiểu những sự khác biệt…, mà còn để thấy được những tươngđồng” (4). Theo Vũ Dũng: “So sánh – một trong các thao tác của tư duy làm chức năngđối chiếu các đối tượng để phát hiện ra những nét khác nhau giữa chúng”. Một số nhàtâm lí học Việt Nam cho rằng: “So sánh là quá trình con người dùng trí óc để xác định sự(*) TS, Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sài Gòngiống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay khôngbằng nhau giữa các sự vật – hiện tượng; hoặc so sánh là sự xác định sự giống nhau haykhác biệt giữa các đối tượng, thuộc tính và quan hệ của chúng trong hoạt động kháchquan” (3).Trên cơ sở nghiên cứu các quan điểm khác nhau về khái niệm thao tác so sánh của cácnhà tâm lí học, chúng tôi nhận thấy mục đích của thao tác so sánh là phải xác định đượcđặc điểm giống nhau và khác nhau của các sự vật hiện tượng, vì vậy chúng tôi đã đưa rakhái niệm về thao tác so sánh như sau: so sánh là một trong những thao tác tư duy thựchiện chức năng xác định các đặc điểm giống nhau hay khác nhau giữa các sự vật, hiệntượng trong môi trường xung quanh. 2.2. Mối quan hệ của thao tác so sánh với các thao tác trí tuệ khácSơ đồ 1 dưới đây cho thấy các thao tác trí tuệ có mối quan hệ qua lại và chi phối lẫnnhau. Thao tác này có thể là cơ sở hoặc là kết quả của thao tác kia. Do đó thao tác sosánh cần được xét trong sự tương tác đó. Sơ đồ thể hiện rõ mối quan hệ của thao tác sosánh với các thao tác trí tuệ khác, đồng thời làm rõ vai trò của thao tác so sánh đối vớicác thao tác khác trong hoạt động trí tuệ. Một mặt, so sánh chịu sự quy định của nhữngthao tác trí tuệ khác, mặt khác, nó cũng tác động trở lại những thao tác, hành động trí tuệcó liên quan. Đây cũng là một trong những cơ sở lí luận của việc hình thành và đánh giáchất lượng, hiệu quả của thao tác so sánh.Sơ đồ mối quan hệ qua lại của các thao tác trí tuệ do J. Lompscher (1972) đưa ra là mộttrong những minh hoạ cụ thể cho nhận định trên. Cụ thể hoá Khái quát hoá, hình thành các lớp Phân loại Trừu xuất các đặc điểm chủ ...