Danh mục tài liệu

Một số vấn đề cơ cấu xã hội, nghề nghiệp của đội ngũ công nhân lao động Hải Phòng hiện nay - Trương Xuân Trường

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 267.70 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cơ cấu lao động, cơ cấu nghề nghiệp, chuyên môn, cơ cấu xã hội chính trị, sự di chuyển xã hội,... là những nội dung chính trong bài viết "Một số vấn đề cơ cấu xã hội, nghề nghiệp của đội ngũ công nhân lao động Hải Phòng hiện nay". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề cơ cấu xã hội, nghề nghiệp của đội ngũ công nhân lao động Hải Phòng hiện nay - Trương Xuân Trường 90 Diễn đàn ... Một số vấn đề cơ cấu xã hội - nghề nghiệp của đội ngũ công nhân lao động Hải Phòng hiện nay TRƯƠNG XUÂN TRƯỜNG Là một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực, Hải Phòng là một trong những đô thị được hình thành sớm trong lịch sử cận - hiện đại nước ta. Kể từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 thoát khỏi ách đô hộ của thực dân phải trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đội ngũ công nhân lao động Hải Phòng liên tục lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Từ cuối thập niên 80, đầu thập niên 90, cả nước bước vào công cuộc đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đội ngũ công nhân lao động Hải Phòng cũng có những thay đổi và chuyển động theo xu thế chung. Sau mười năm tiến hành công cuộc đổi mới, những thay đổi và chuyển động đó được thể hiện qua thực trạng đội ngũ công nhân lao động Hải Phòng như thế nào? Với kết quả nghiên cứu khảo sát, ở khía cạnh này xin đề cập tới các vấn đề: Cơ cấu dân số - lao động, cơ cấu nghề nghiệp-chuyên môn, cơ cấu xã hội - chính trị và sự di động xã hội của đội ngũ công nhân lao động Hải Phòng hiện nay1 1- Cơ cấu lao động Với 4.014 công nhân lao động được khảo sát đại diện các ngành kinh tế hiện có ở Hải phòng cho thấy các chỉ số về cơ cấu độ tuổi: Dưới 18 tuổi: 0,15% Từ 51-60 tuổi: 2,84% Từ 18-30 tuổi: 34,18% Trên 60 tuổi: 0,10% Từ 31-50 tuổi: 62,28% Cơ cấu giới tính: Nam: 48,68%, Nữ: 51,22% Về học vấn2: Không biết chữ: 0,0% Cấp II: 28,00% Học vấn cấp I: 0,40% Cấp III: 70,50% Điều dễ nhận thấy trước hết qua các số liệu đã nêu là: Ngoài các chỉ số không đáng kể của nhóm công nhân lao động dưới 18 tuổi và trên 60 tuổi (0,15% và 0,10%) thì lực lượng lao động chủ yếu hiện nay đang ở độ tuổi từ 31-50 (62,28%) và đó là một lực lượng lao động có trình độ văn hóa khá cao (70,50% có trình độ văn hóa cấp III). Nếu so sánh các số liệu trên với kết quả khảo sát của đề tài KX 01 - 07 - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (1993-1994) sẽ có rất nhiều điều đáng chú ý về sự chuyển biến của cơ cấu dân số - lao động trong đội ngũ công nhân lao động Hải Phòng. Đề tài KX 01-07 chọn ba thành phố lớn của cả nước để nghiên cứu khảo sát, đó là: Hải Phòng, Đà Nẵng và Biên Hòa3. Nếu so sánh số liệu của hai cuộc khảo sát sẽ cho thấy một thực tế về cơ cấu dân số - lao động của đội ngũ công nhân lao động Hải Phòng hiện nay là: Có cơ cấu giới tính cân đối hơn, độ tuổi trẻ hơn và trình độ văn hóa cao hơn. Cụ thể về cơ cấu giới tính của cuộc khảo sát 1993-1994 là nam: 59,6% và nữ là: 40,4%, về học vấn trình độ cấp III của công nhân lao động là: 49,8%. Về độ tuổi của đội ngũ công nhân lao động Hải Phòng có số liệu so sánh cụ thể ở hai thời điểm là: Năm 1993 Năm 1997 Từ 18 đến 30 tuổi: 19,6% 34,18% Từ 51 đến 60 tuổi: 3,70% 2,84% Điều cần phải nói rõ là sự mất cân đối giới tính trong đội ngũ công nhân lao động năm 1993 là sản phẩm của thời kỳ đầu đổi mới, nhất là sau khi có các nghị định 176, 217 của HĐBT (nay là chính phủ) về sắp xếp lại lao động và giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Những năm sau đó, với sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ, thương mại, dịch vụ, du lịch 1 Nguồn số liệu điều tra xã hội học trong bài viết được sử dụng từ chương trình nghiên cứu của Liên đoàn lao động thành phố Hải Phòng năm 1997. 2 ở cuộc khảo sát này, riêng trình độ cao đẳng - đại học được xếp vào trình độ chuyên môn. 3 Xem kết quả đề tài KX 01-07. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam - 1994. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học số 3 - 1998 91 và các ngành nghề mới mà sự mất cân đối về giới tính trong cơ cấu đội ngũ công nhân lao động được điều chỉnh. Mặt khác điều rất đáng chú ý là xu hướng trẻ hóa lực lượng lao động và nâng cao trình độ học vấn trong đội ngũ công nhân lao động đã xuất hiện từ những năm đầu của thập kỷ 90 thì đến nay càng được tăng cường mạnh mẽ. Điều đó được thể hiện qua các số liệu đã nêu và nó là chỉ báo quan trọng về phát triển nguồn nhân lực trong tương lai. Một điểm rất đáng lưu ý khác không thể bỏ qua, đó là tìm hiểu về trình độ ngoại ngữ của đội ngũ công nhân ...