Một số vấn đề lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số dựa vào cộng đồng
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,023.89 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thông qua quá trình học tập dưới sự hỗ trợ của cộng đồng, học sinh tìm hiểu các nhu cầu của cộng đồng và ngày càng có tiếng nói trong việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Với ý nghĩa đó, bài viết trình bày một số vấn đề lí luận về giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) dựa vào cộng đồng. Kết quả nghiên cứu sẽ định hướng cho việc thiết kế nội dung khảo sát thực trạng vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số dựa vào cộng đồng VJE Tạp chí Giáo dục, Số 483 (Kì 1 tháng 8/2020), tr 18-21 ISSN: 2354-0753 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Bộ Giáo dục và Đào tạo Lý Thanh Loan Email: ltloan1985@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 23/6/2020 Life skills education for ethnic minority students in boarding and semi- Accepted: 20/7/2020 boarding schools for ethnic minorities is one of the specific, focused and Published: 05/8/2020 specialized educational contents. In addition to educating life skills to live in an environment that requires autonomy, cooperation and integration, ethnic Keywords minority students need to continue to practice and share their experiences and life skills education, ethnic skills gained from the journey to study away from home, as well as minority students, accumulate from community life or local production activities. The paper community-based education, presents some theoretical issues on life skills education for community-based theoretical framework. ethnic minority students. The proposed theoretical framework will be an important basis for designing the content of the survey of the current situation. 1. Mở đầu Giáo dục dựa vào cộng đồng là một tập hợp các chiến lược giáo dục rộng lớn (bao gồm các giáo dục phục vụ cộng đồng, giáo dục dựa trên kinh nghiệm, giáo dục gắn với thị trường lao động, học nghề cho thanh thiếu niên, học tập suốt đời và một vài loại hình khác), cho phép học sinh tìm hiểu những gì họ muốn học từ các yếu tố cấu thành nên cộng đồng. Đây cũng là một chiến lược dạy học nhằm khai thác hệ thống tài nguyên không giới hạn của cộng đồng bên ngoài nhà trường. Bên cạnh đó, giáo dục dựa vào cộng đồng còn là một chiến lược giáo dục nhằm thúc đẩy việc sử dụng các kĩ năng sống (KNS) của học sinh một cách tự nhiên nhất. Các kĩ năng giáo dục cho học sinh được thực hành, rèn luyện liên tục trong cuộc sống với gia đình, cộng đồng trong sinh hoạt, vui chơi, lao động sản xuất… chứ không chỉ dừng lại ở môi trường lớp học (Barbara, 2003). Cộng đồng tham gia giáo dục KNS cho học sinh; thông qua quá trình học tập dưới sự hỗ trợ của cộng đồng, học sinh tìm hiểu các nhu cầu của cộng đồng và ngày càng có tiếng nói trong việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Với ý nghĩa đó, bài viết trình bày một số vấn đề lí luận về giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) dựa vào cộng đồng. Kết quả nghiên cứu sẽ định hướng cho việc thiết kế nội dung khảo sát thực trạng vấn đề. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Đặc trưng tâm sinh lí học sinh dân tộc thiểu số Bên cạnh những nét chung của trẻ em, thanh thiếu niên cùng lứa tuổi, học sinh DTTS có một số nét riêng biệt, đặc trưng ở cả các mặt sinh lí và tâm lí. - Về thể chất: Nghiên cứu một số chỉ báo chính trong báo cáo Tổng quan thực trạng kinh tế xã hội của 53 DTTS năm 2017 của Ủy ban dân tộc, như tỉ lệ suy dinh dưỡng, tỉ suất trẻ em chết, tình trạng bệnh tật và tuổi thọ bình quân, có thể thấy rằng tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em, học sinh vùng DTTS có giảm đi so với những năm trước đây nhưng vẫn ở mức cao so với trung bình chung của cả nước và kém xa mức trung bình về thể chất của người dân trên thế giới. Đặc biệt, một số dân tộc có tỉ lệ cao trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi (Lý Thanh Loan, 2017). - Về tri giác: Do đặc điểm về môi trường sống tự nhiên phong phú, gần gũi với cỏ cây, hoa lá, núi rừng nên học sinh DTTS có khả năng tri giác tốt bằng cả 5 giác quan, trong đó thính giác, thị giác và xúc giác rất nhạy. Cụ thể là, phần lớn học sinh DTTS có thể phản xạ bằng mắt tốt các vật ở xa và có kĩ năng nhận diện, phát hiện âm thanh xa, gần với quãng âm rộng. Đặc biệt, học sinh DTTS ít bị các tật học đường như ù tai, cận thị, gù lưng… - Về khả năng ngôn ngữ: Từ khi sinh ra, trẻ em DTTS chỉ quen với việc nghe - nói các âm thanh của tiếng mẹ đẻ. Khi đến trường, bước ra khỏi cộng đồng bản, làng, buôn, sóc, trẻ phải làm quen với một ngôn ngữ mới hoàn toàn, tiếng Việt trở thành “ngôn ngữ thứ 2” và là rào cản lớn nhất của học sinh DTTS cấp Tiểu học. Ở giai đoạn đầu, hầu hết học sinh DTTS đều khó khăn trong giao tiếp và học tập bằng tiếng Việt, trẻ thường nói ngọng, phát âm chưa chuẩn và thường xuyên nhầm lẫn từ cũng như hiểu không chính xác nội dung giao tiếp. Lên các cấp học cao hơn, hầu hết học sinh DTTS đã làm chủ được tiếng Việt trong giao tiếp nhưng nhiều em vẫn diễn đạt theo thói quen của tiếng mẹ đẻ và gặp khó khăn với những từ, cụm từ mang t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề lí luận về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh dân tộc thiểu số dựa vào cộng đồng VJE Tạp chí Giáo dục, Số 483 (Kì 1 tháng 8/2020), tr 18-21 ISSN: 2354-0753 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Bộ Giáo dục và Đào tạo Lý Thanh Loan Email: ltloan1985@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 23/6/2020 Life skills education for ethnic minority students in boarding and semi- Accepted: 20/7/2020 boarding schools for ethnic minorities is one of the specific, focused and Published: 05/8/2020 specialized educational contents. In addition to educating life skills to live in an environment that requires autonomy, cooperation and integration, ethnic Keywords minority students need to continue to practice and share their experiences and life skills education, ethnic skills gained from the journey to study away from home, as well as minority students, accumulate from community life or local production activities. The paper community-based education, presents some theoretical issues on life skills education for community-based theoretical framework. ethnic minority students. The proposed theoretical framework will be an important basis for designing the content of the survey of the current situation. 1. Mở đầu Giáo dục dựa vào cộng đồng là một tập hợp các chiến lược giáo dục rộng lớn (bao gồm các giáo dục phục vụ cộng đồng, giáo dục dựa trên kinh nghiệm, giáo dục gắn với thị trường lao động, học nghề cho thanh thiếu niên, học tập suốt đời và một vài loại hình khác), cho phép học sinh tìm hiểu những gì họ muốn học từ các yếu tố cấu thành nên cộng đồng. Đây cũng là một chiến lược dạy học nhằm khai thác hệ thống tài nguyên không giới hạn của cộng đồng bên ngoài nhà trường. Bên cạnh đó, giáo dục dựa vào cộng đồng còn là một chiến lược giáo dục nhằm thúc đẩy việc sử dụng các kĩ năng sống (KNS) của học sinh một cách tự nhiên nhất. Các kĩ năng giáo dục cho học sinh được thực hành, rèn luyện liên tục trong cuộc sống với gia đình, cộng đồng trong sinh hoạt, vui chơi, lao động sản xuất… chứ không chỉ dừng lại ở môi trường lớp học (Barbara, 2003). Cộng đồng tham gia giáo dục KNS cho học sinh; thông qua quá trình học tập dưới sự hỗ trợ của cộng đồng, học sinh tìm hiểu các nhu cầu của cộng đồng và ngày càng có tiếng nói trong việc giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Với ý nghĩa đó, bài viết trình bày một số vấn đề lí luận về giáo dục KNS cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) dựa vào cộng đồng. Kết quả nghiên cứu sẽ định hướng cho việc thiết kế nội dung khảo sát thực trạng vấn đề. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Đặc trưng tâm sinh lí học sinh dân tộc thiểu số Bên cạnh những nét chung của trẻ em, thanh thiếu niên cùng lứa tuổi, học sinh DTTS có một số nét riêng biệt, đặc trưng ở cả các mặt sinh lí và tâm lí. - Về thể chất: Nghiên cứu một số chỉ báo chính trong báo cáo Tổng quan thực trạng kinh tế xã hội của 53 DTTS năm 2017 của Ủy ban dân tộc, như tỉ lệ suy dinh dưỡng, tỉ suất trẻ em chết, tình trạng bệnh tật và tuổi thọ bình quân, có thể thấy rằng tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em, học sinh vùng DTTS có giảm đi so với những năm trước đây nhưng vẫn ở mức cao so với trung bình chung của cả nước và kém xa mức trung bình về thể chất của người dân trên thế giới. Đặc biệt, một số dân tộc có tỉ lệ cao trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi (Lý Thanh Loan, 2017). - Về tri giác: Do đặc điểm về môi trường sống tự nhiên phong phú, gần gũi với cỏ cây, hoa lá, núi rừng nên học sinh DTTS có khả năng tri giác tốt bằng cả 5 giác quan, trong đó thính giác, thị giác và xúc giác rất nhạy. Cụ thể là, phần lớn học sinh DTTS có thể phản xạ bằng mắt tốt các vật ở xa và có kĩ năng nhận diện, phát hiện âm thanh xa, gần với quãng âm rộng. Đặc biệt, học sinh DTTS ít bị các tật học đường như ù tai, cận thị, gù lưng… - Về khả năng ngôn ngữ: Từ khi sinh ra, trẻ em DTTS chỉ quen với việc nghe - nói các âm thanh của tiếng mẹ đẻ. Khi đến trường, bước ra khỏi cộng đồng bản, làng, buôn, sóc, trẻ phải làm quen với một ngôn ngữ mới hoàn toàn, tiếng Việt trở thành “ngôn ngữ thứ 2” và là rào cản lớn nhất của học sinh DTTS cấp Tiểu học. Ở giai đoạn đầu, hầu hết học sinh DTTS đều khó khăn trong giao tiếp và học tập bằng tiếng Việt, trẻ thường nói ngọng, phát âm chưa chuẩn và thường xuyên nhầm lẫn từ cũng như hiểu không chính xác nội dung giao tiếp. Lên các cấp học cao hơn, hầu hết học sinh DTTS đã làm chủ được tiếng Việt trong giao tiếp nhưng nhiều em vẫn diễn đạt theo thói quen của tiếng mẹ đẻ và gặp khó khăn với những từ, cụm từ mang t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí Giáo dục Giáo dục kĩ năng sống Học sinh dân tộc thiểu số Giáo dục dựa vào cộng đồng Life skills education Ethnic minority students Community-based education Theoretical frameworkTài liệu có liên quan:
-
7 trang 282 0 0
-
Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
5 trang 255 4 0 -
5 trang 218 0 0
-
Thực trạng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành Kinh tế tại trường Đại học Sài Gòn
5 trang 208 0 0 -
Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ngoài công lập của Myanmar và một số khuyến nghị
6 trang 197 0 0 -
7 trang 196 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực chuyển đổi số của giáo viên tiểu học tại tỉnh An Giang
6 trang 176 0 0 -
7 trang 149 0 0
-
Câu hỏi và đáp án giáo dục kĩ năng sống
5 trang 126 0 0 -
6 trang 119 0 0