Danh mục tài liệu

Một số vấn đề lí luận về rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ nói cho sinh viên sư phạm trong hoạt động thực tập sư phạm

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.26 MB      Lượt xem: 178      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến cơ sở lí luận về kĩ năng ngôn ngữ nói của sinh viên sư phạm dưới góc độ như: Khái niệm ngôn ngữ nói, khái niệm kĩ năng, khái niệm và các biểu hiện của kĩ năng ngôn ngữ nói trong hoạt động rèn nghề của sinh viên sư phạm làm cơ sở lí luận cho những nghiên cứu vấn đề này trong thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề lí luận về rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ nói cho sinh viên sư phạm trong hoạt động thực tập sư phạmVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 143-146MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGÔN NGỮ NÓICHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP SƯ PHẠMNguyễn Quốc Thái - Trường Đại học Tây BắcNgày nhận bài: 10/06/2018; ngày sửa chữa: 15/06/2018; ngày duyệt đăng: 20/06/2018.Abtract: Speaking is one of the key skills that determines effectiveness of teaching. Therefore, forpedagogical students, this skill must be practiced since courses at the university. This studymentions theoretical basis of speaking skill of pedagogical students in terms of concept of spokenlanguage and, concepts of skills as well as expression of speaking skill of education students inteaching practice.Keywords: Language skills, pedagogical students, pedagogic practice, teaching practice.1. Mở đầuMục đích của hoạt động giáo dục ở các trường sưphạm là hình thành cho người học những phẩm chất,nhân cách, năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu xã hội.Để thực hiện có hiệu quả quá trình giáo dục và nhữngyêu cầu về nội dung tri thức, phẩm chất, nhân cách, nănglực dạy học, đòi hỏi giảng viên (GV) cần sử dụng hiệuquả ngôn ngữ nói trong quá trình giảng dạy. Nhà giáodục người Nga - Xukhômlinxki đã viết: “Từ ngữ tácđộng mạnh mẽ nhất đến trái tim, nó có thể trở nên mềmmại như bông hoa đang nở và nước thần, truyền từ niềmtin và sự đôn hậu. Một từ thông minh hiền hòa tạo raniềm vui, một từ ngu xuẩn tàn ác, không suy nghĩ, khônglịch sự đem lại tai họa, từ đó có thể giết chết niềm tin vàlàm giảm sức mạnh của tâm hồn. Do đó, việc lựa chọncác từ ngữ văn hóa và có giáo dục là rất quan trọng tronggiao tiếp” [1; 198]. Như vậy, trong quá trình học tập ởtrường đại học, sinh viên sư phạm (SVSP) cần chú trọnghình thành và rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ nói để có thểthực hiện tốt công tác giáo dục khi ra trường.Thực tế cho thấy, nhiều SVSP mắc lỗi khi sử dụngngôn ngữ nói như: sử dụng ngôn ngữ sai ngữ nghĩa, phátâm sai do tiếng địa phương, không rõ ràng rành mạch,…Tất cả những lỗi này sẽ khiến người học cảm thấy mônhọc cứng nhắc, khô khan, khó hiểu, dẫn đến hiệu quả họctập không cao. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ lí luận vềrèn luyện kĩ năng ngôn ngữ nói cho SVSP trong hoạtđộng rèn nghề nhằm làm cơ sở nghiên cứu vấn đề nàytrong thực tiễn.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái niệm “ngôn ngữ” và “ngôn ngữ nói”2.1.1. Khái niệm “ngôn ngữ”. Theo Ph.Ăng ghen,nhờ hoạt động mà trước hết là lao động giúp con ngườicó thể đáp ứng các nhu cầu sinh tồn như ăn, ở, mặc,…Trong quá trình lao động, con người cần kết hợp với nhautrong các hoạt động xã hội, qua đó hình thành nhu cầutrao đổi thông tin, nhận thức, tình cảm,… Đó chính làngôn ngữ. Ngôn ngữ là một công cụ của cộng đồng, dântộc sử dụng trong quá trình nhận thức, giao tiếp, hoạtđộng và tổ chức đời sống giữa các thành viên trong cộngđồng đó.Theo Phạm Minh Hạc và Nguyễn Quang Uẩn: Ngônngữ là một quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữngôn để giao tiếp, truyền đạt và lĩnh hội những kinhnghiệm xã hội - lịch sử, hoặc để kế hoạch hóa hoạt độngcủa mình [2]. Đây cũng là khái niệm chúng tôi sử dụnglàm cơ sở cho lí luận về ngôn ngữ nói.Ngôn ngữ của mỗi cá nhân phát triển cùng với nănglực nhận thức và mang dấu ấn của những đặc điểm tâmlí riêng của cá nhân đó. Song, ngôn ngữ của mỗi cá nhânkhông chỉ phản ánh nghĩa của các từ mà còn cả thái độcủa bản thân với đối tượng của ngôn ngữ và với ngườiđang giao tiếp.Ngôn ngữ có ý nghĩa quan trọng trong đời sốngcon người. Thông qua ngôn ngữ, con người trao đổithông tin, hiểu biết lẫn nhau, biểu lộ tình cảm, nguyệnvọng của mình. Trong đời sống hàng ngày, ngôn ngữlà phương tiện tác động mạnh mẽ nhất giữa con ngườivới con người.2.1.2. Khái niệm “ngôn ngữ nói”Theo Nguyễn Quang Uẩn: Ngôn ngữ nói là ngôn ngữhướng vào người khác là chủ yếu biểu hiện bằng âmthanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác[3]. Ngôn ngữ nói là hình thức cổ sơ nhất của lịch sử loàingười. Trong sự phát sinh cá thể, ngôn ngữ nói cũng cótrước. Ngôn ngữ nói có hai loại:- Ngôn ngữ đối thoại: Là loại ngôn ngữ giữa hai haymột số người với nhau. Loại ngôn ngữ này có những đặcđiểm tâm lí riêng: trong quá trình đối thoại có sự thay đổivị trí và vai trò của mỗi bên, chính sự thay đổi này có tác143Email: nguyenquocthaidhtb@gmail.comVJETạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 6/2018, tr 143-146dụng hỗ trợ, giúp cho hai bên dễ hiểu nhau hơn, ngườinói và người nghe luôn được gặp mặt trực tiếp (nếu là đốithoại trực tiếp). Ngoài tiếng nói ra còn có phương tiện hỗtrợ cho ngôn ngữ như: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt (nếu là đốithoại gián tiếp thì không có đặc điểm này). Do đó, ngườinói có thể trực tiếp thấy được phản ứng của người nghe,từ đó có thể điều chỉnh lời nói của mình [3].- Ngôn ngữ độc thoại: là loại ngôn ngữ mà trong đó,một người nói và những người khác nghe. Đó là loạingôn ngữ liên ...