Danh mục tài liệu

Một vài đánh giá về các chuẩn và hệ thống học tập mã nguồn mở trong E-learning

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 265.95 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một vài đánh giá về các chuẩn và hệ thống học tập mã nguồn mở trong E-learning trình bày về chuẩn trong e-learning và tổng hợp những kết quả nghiên cứu về các hệ thống học tập mã nguồn mở của những nhóm khác. Từ những tìm hiểu đó, chúng tôi đề xuất sử dụng SCORM làm chuẩn và Moodle làm hệ nền cho e-learning.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài đánh giá về các chuẩn và hệ thống học tập mã nguồn mở trong E-learning Tạp chí Khoa học Giáo dục Kỹ thuật, số 9(3/2008) Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh MỘT VÀI ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC CHUẨN VÀ HỆ THỐNG HỌC TẬP MÃ NGUỒN MỞ TRONG E-LEARNING Nguyễn Văn Linh Phan Phương LanTÓM TẮTNghiên cứu và chọn ra một chuẩn cũng như một hệ thống học tập phù hợp thuộc nhóm những công việcđầu tiên cần được thực hiện trước khi ta triển khai một hệ thống e-learning. Trong bài báo này, chúng tôitrình bày về chuẩn trong e-learning và tổng hợp những kết quả nghiên cứu về các hệ thống học tập mãnguồn mở của những nhóm khác. Từ những tìm hiểu đó, chúng tôi đề xuất sử dụng SCORM làm chuẩn vàMoodle làm hệ nền cho e-learning.Từ khoá: LMS, SCORM, Moodle.ABSTRACTResearching and selecting a standard as well as a suitable learning management system (LMS) are two ofthe first tasks that we need do before developing an e-learning system. In this paper, we present standardsin e-learning briefly. Besides, we also present the other authors’ research about open-source learningmanagement systems. Basing on that study, we suggest that SCORM and Moodle should be used as astandard and a learning management system respectively.Keywords: LMS, SCORM, Moodle.I. GIỚI THIỆU Trong giáo dục, đặc biệt là giáo dục bậc đại học và sau đại học, khi Việt Nam muốn rút ngắnkhoảng cách về chất lượng đào tạo với các nước tiên tiến trên thế giới thì việc ứng dụng công nghệthông tin là rất cần thiết. E-learning là một mảng quan trọng của ứng dụng CNTT trong giáo dục. Đểđáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, việc học tập bằng e-learning là một xu hướng tất yếu. Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc đại học Cần Thơ cũng đang triển khai hệthống e-learning phục vụ cho việc đào tạo chương trình liên thông từ cử nhân lên kỹ sư tin học vàhỗ trợ sinh viên của Khoa. Một trong những công việc đầu tiên trước khi triển khai hệ thống này làphải chọn ra được một chuẩn và hệ thống học tập phù hợp. Phần trình bày dưới đây hướng tới cácnội dung: – Các chuẩn trong e-learning và sự lựa chọn chuẩn SCORM. – Các hệ thống học tập mã nguồn mở và sự lựa chọn Moodle.II. CHUẨN TRONG E-LEARNING VÀ SỰ LỰA CHỌN CHUẨN SCORM Trong lĩnh vực e-learning, các yêu cầu sau là rất cần thiết: – Khả năng truy cập nội dung học từ một nơi ở xa và phân phối cho nhiều nơi khác. – Khả năng sử dụng lại ở một nơi nào đó các nội dung học đã được phát triển ở một nơi khác bằng nhiều công cụ và nền khác nhau. – Khả năng vẫn sử dụng được các nội dung học khi công nghệ thay đổi mà không phải thiết kế lại, cấu hình lại hay mã hóa lại. 123 Một vài đánh giá về các chuẩn và hệ thống học tập mã nguồn mở trong E-learning Để đáp ứng được các yêu cầu như vậy, nhiều công ty đã đưa ra các chuẩn của mình, chẳnghạn: IMS của International Model System Global Consortium, AICC của Aviation Industry CBTCommittee, IEEE của Institute of Electrical and Electronic Engineers và SCORM (SharableContent Object Reference Model ) của Advanced Distributed Learning (ADL). Vấn đề đặt ra là nênchọn chuẩn nào trong các chuẩn vừa được liệt kê? Chuẩn SCORM của ADL được đánh giá cao hơn cả vì nó tích hợp và điều chỉnh các chuẩncủa IMS, AICC và IEEE nhằm tạo thành một mô hình dễ thực hiện và hoàn chỉnh hơn để có thểđược sử dụng rộng rãi trong cộng đồng e-learning. Chẳng hạn, ADL sửa lại mô hình CMI của AICCcho phù hợp với Internet để đưa ra một mô hình giao tiếp dựa trên web; làm việc với IEEE và IMSđể làm ổn định các đặc tả metadata và tạo nối kết XML; tiếp tục sự tích hợp công việc của IMS vàAICC để đưa ra các đặc tả đóng gói nội dung của IMS. Những chuẩn cơ bản của SCORM gồm: – Chuẩn đóng gói nội dung: cung cấp một cách thức chuẩn để cấu trúc và trao đổi nội dung học. – Chuẩn này dựa hoàn toàn trên đặc tả đóng gói nội dung của IMS (IMS Content Packaging Specification) nhưng bổ sung các yêu cầu và hướng dẫn thực hiện cụ thể cho việc đóng gói nội dung. – Chuẩn metadata: cung cấp các thuật ngữ cho phép các tài nguyên học được mô tả theo một cách chung. Vì thế, những tài nguyên được mô tả bằng metadata có thể được tìm kiếm và truy lục một cách thuận tiện nhằm phục vụ cho việc chia sẻ và tái sử dụng. Chuẩn metadata tuân thủ hoàn toàn chuẩn metadata của IEEE nhưng cung cấp thêm các hướng dẫn cụ thể cho việc sử dụng metadata để mô tả các thành phần của mô hình nội dung của SCORM. – Chuẩn trao đổi thông tin: cung cấp một các ...