
Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về biến đổi khí hậu cho sinh viên ngành Tài nguyên và Môi trườngThe fourth Scientific Conference - SEMREGG 2018 NÂNG CAO CHẤT LƯ NG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO SINH VIÊN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ M I TRƯỜNG Lê Thị Thanh Thúy Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh 236B Lê Văn sỹ, Phường 1, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Email: lttthuy@hcmunre.edu.vn TÓM TẮT Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu trong thế kỷ XXI.Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nặng nềnhất của biến đổi khí hậu. Vì vậy, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của cả hệthống chính trị, của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội, trong đó sinh viênngành Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò là lực lượng tiên phong. Trong thời đại cách mạngkhoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, công tác truyền thông về biến đổi khí hậu được xem là mộtcông cụ quan trọng cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình biến đổi khí hậu cho sinh viên,đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, hình thành và bồi dưỡng lý tưởng nghề nghiệp chosinh viên ngành Tài nguyên và Môi trường. Từ khóa: công tác truyền thông, biến đổi khí hậu, sinh viên ngành tài nguyên và môi trường. 1. MỞ ĐẦU Hai thập niên đầu của thế kỉ XXI nhân loại đang phải chứng kiến những biến chuyển nhanhchóng trên các lĩnh vực, làm thay đổi mọi mặt đời sống của xã hội, thu hút sự quan tâm của tất cảcác quốc gia và làm nóng lên sự tranh luận tại các đàm phán khu vực và thế giới. Đó chính vấn đềtoàn cầu hóa về biến đổi khí hậu khi người ta bàn đến việc cắt giảm khí thải, lổ thủng tầng ozon,nước biển dâng,… Biến đổi khí hậu đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội vàmôi trường toàn cầu. Trong những năm qua nhiều nơi trên thế giới đã phải chịu các đợt thiên tainguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớnvề tính mạng con người và vật chất. Trong tương lai xu thế nóng lên toàn cầu kéo theo sự dâng lêncủa mực nước biển, biến động của thời tiết sẽ còn tiếp tục tăng lên nếu con người không có biệnpháp ngăn chặn kịp thời. Ở Việt Nam, biến đổi khí hậu không còn là “nguy cơ”, không chỉ là “hiệntượng” đơn lẻ mà đã là thực tế hiện hữu, tác động một cách toàn diện, rộng khắp ở các vùng miền.Biến đổi khí hậu đang đe dọa đến sinh kế của hàng chục triệu người, đặc biệt đối với cuộc sống củanhóm người nghèo, người cận nghèo sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Do đó, công tác nghiên cứu, đánhgiá về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhằm đưa ra cácgiải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa sống còn đối với nước ta. Trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển, thế giới phẳng, con người liên kết bằnghệ thống toàn cầu thông qua mạng internet khi chỉ cần một trạng thái like hay cú click chuột sẽ tạođược hiệu ứng sức mạnh to lớn, cho nên không thể phủ nhận vai trò to lớn của sức mạnh truyềnthông trong các vấn đề nhất là những vấn đề có tính toàn cầu như biến đổi khí hậu. Vì vậy, trongphạm vi bài viết tác giả đề cập đến việc phát huy hơn nữa sức mạnh của công tác truyền thông vềbiến đổi khí hậu cho sinh viên trong các trường đại học ngành Tài nguyên và Môi trường.566 Hội nghị Khoa học Công nghệ lần thứ 4 - SEMREGG 2018 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài báo tác giả sử dụng kết hợp hệ thống các phương pháp: logic và lịch sử, phân tích và tổnghợp, diễn dịch và quy nạp, khái quát hóa, thu thập và thống kê các số liệu từ các nguồn: các báo cáocủa Bộ Tài nguyên và Môi trường, báo cáo của các cơ sở giáo dục đại học: Trường Đại học Tàinguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh (HCMUNRE), Trường Đại học Tài nguyên và Môitrường Hà Nội (HUNRE). Ngoài ra, tác giả đã kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các công trìnhnghiên cứu (bài báo, hội thảo khoa học, sách chuyên khảo,…) có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. 3. NỘI DUNG3.1. Vai trò của truyền thông với biến đổi khí hậu Trong những thập kỷ gần đây, thuật ngữ truyền thông (Communication) trở nên phổ biến vàđược nhiều người nhắc đến. Theo Berelson và Steiner (1964), truyền thông là sự chuyển tải thôngtin, ý tưởng, tình cảm, kỹ năng,… và bản thân hành động của quá trình truyền tải được gọi là truyềnthông. Theo Gerald R. Miller (1966), về cơ bản, truyền thông quan tâm tới tình huống hành vi,trong đó nguồn thông tin truyền nội dung đến người nhận với mục đích tác động đến hành vi củahọ. Ngoài ra, còn có hàng trăm định nghĩa về truyền thông. Mỗi quan điểm, định nghĩa đều cónhững khía cạnh hợp lý riêng. Theo tác giả, có thể xác định khái niệm chung về truyền thông theoquan điểm của PGS.TS. Tạ Ngọc Tấn: “Truyền thông là quá trình trao đổi thông điệp giữa các thànhviên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau” [1]. Truyền thông baogồm 6 yếu tố chính: - Nguồn: là yếu tố mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông; - Thông điệp: là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận; - Kênh truyền thông: là các phương tiện, con đường, cách thức chuyển tải thông điệp trong quátrình truyền thông; - Phản hồi/hiệu quả: là thông tin ngược, là dòng chảy của thông điệp từ người nhận trở vềnguồn phát; - Nhiễu: là yếu tố gây ra sự sai lệch không được dự tính trước trong quá trình truyền thông(tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý,…). Cùng với các công tác khác, công tác truyền thông nói chung, truyền thôn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học môi trường Biến đổi khí hậu Kịch bản biến đổi khí hậu Hiện tượng nước biển dâng Quản lý tài nguyên môi trườngTài liệu có liên quan:
-
53 trang 363 0 0
-
12 trang 301 0 0
-
báo cáo chuyên đề GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
78 trang 294 0 0 -
Hạ tầng xanh – giải pháp bền vững cho thoát nước đô thị
17 trang 239 1 0 -
13 trang 217 0 0
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà máy xi măng
63 trang 207 0 0 -
Đồ án môn học: Bảo vệ môi trường không khí và xử lý khí thải
20 trang 201 0 0 -
Đề xuất mô hình quản lý rủi ro ngập lụt đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu
2 trang 196 0 0 -
161 trang 185 0 0
-
Bài tập cá nhân môn Biến đổi khí hậu
14 trang 184 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 5 – ĐH KHTN Hà Nội
10 trang 175 0 0 -
Tiểu luận môn: Quản lý tài nguyên môi trường
43 trang 159 0 0 -
Giáo trình Kinh tế và Quản lý môi trường - PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (ĐH Kinh tế Quốc dân)
308 trang 151 0 0 -
10 trang 149 0 0
-
117 trang 147 0 0
-
15 trang 144 0 0
-
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
62 trang 140 0 0 -
Tổng quan về hệ thống mô hình hóa telemac-mascaret và khả năng ứng dụng
5 trang 139 0 0 -
Phát triển sản xuất lúa gạo ở địa phương trong điều kiện biến đổi khí hậu
4 trang 136 0 0 -
Bài giảng Cơ sở khoa học của biến đổi khí hậu (Đại cương về BĐKH) – Phần II: Bài 3 – ĐH KHTN Hà Nội
22 trang 126 0 0