Danh mục tài liệu

Nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội – hướng tới hội nhập và phát triển

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 118.57 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục đại học hiện nay hướng đến đạt mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Xuất phát từ thực tế đó mà bài biết "Nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội – hướng tới hội nhập và phát triển" đã đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội – hướng tới hội nhập và phát triểnNÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO HỆ VỪA LÀM VỪA HỌC TẠI TRƯỜNGĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI – HƯỚNG TỚI HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN NGUYỄN QUẾ ANH Giáo dục đại học hiện nay hướng đến đạt mục tiêu “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáodục đại học, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và qui mô, đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhândân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực vàtiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới, có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chếthị trường định hướng XHCN” (Trích Nghị quyết 14 của Chính phủ). Trong số nhiềunhiệm vụ và giải pháp dành cho giáo dục đại học, có giải pháp đổi mới nội dung, phươngpháp và qui trình đào tạo. Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo đại học theo 3 tiêuchí: “trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thôngtin và truyền thông trong hoạt động dạy và học; khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mởvà nguồn tư liệu trên internet; lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến củacác nước v.v.” Tất cả những điều trên đều là thách thức không nhỏ đối với đào tạo đạihọc, trong đó có đào tạo hệ vừa học vừa làm (lâu nay vẫn gọi là đào tạo tại chức). Khôngchỉ thế, việc Việt Nam gia nhập WTO vừa qua cũng tạo cho giáo dục đại học Việt Namnhững cơ hội và thách thức mới. Cơ hội của giáo dục đại học có thể là: -Được tiếp cận với các nền giáo dục đại học tiên tiến, có khả năng học hỏi, tiếp thunhững yếu tố tiên tiến phù hợp với truyền thống của giáo dục đại học Việt Nam, làm cơsở cho sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, hội nhập với giáo dục đại học thếgiới. -Việc Việt Nam gia nhập WTO cũng thúc đẩytiến trình đổi mới giáo dục đại họcnhanh hơn,đồng bộ hơn và hiệu quả hơn.Những thách thức của giáo dục đại họcdườngnhư cũng lớn hơn: - Cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục đại học sẽgay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơnngay trênđất nước Việt Nam. -Trong bối cảnh mới đầy biến động, giáo dục đại học Việt Nam vẫn phải gìn giữ bảnsắc dântộc, định hướng xã hội chủ nghĩa trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sựnghiệp CNH-HĐH đất nước.Hệ đào tạo vừa học vừa làm hiện tại cũng đangnỗ lực phấnđấu hướng tới mục tiêu chung của ngành giáo dục đào tạo. Hệ đào tạo vừahọc vừa làm tạiTrường Đại học Văn hoá Hà Nội(lâu nay vẫn gọi là đào tạo Tại chức) đang gánhmộttrách nhiệm khá lớn lao, vẻ vang và cũng không kém phần năng nề: đào tạo đội ngũc ánbộ có trình độ cử nhân văn hoá cho ngành văn hoá tại các địa phương trên toàn quốc. Đốitượng đào tạo của hệ vừa học vừa làm phong phú, đa dạng về ngành nghề, trình độ, độtuổi… Phần lớn đối tượng này có ưu thế vượt trội đó là vốn sống, vốn kinh nghiệmtrongcông tác chuyên môn của ngành song bên cạnh đó họ thực sự hụt hẫng cơ bản về trithứclý thuyết nền, lý thuyết đại cương.Chương trình dạy và học hệ đào tạo vừa họcvừa làm ởTrường Đại học Văn hoá Hà Nội lâu nay vẫn là chương trình cũ từ những năm 80,90chưa được sàng lọc và cập nhật mới chophù hợp với đối tượng người học; chưa đápứngđược nhu cầu đòi hỏi của xã hội, của ngành nghề hiện tại. Mặc dù vậy, thành tựu đạtđược trong công tác đào tạo hệ vừa học vừa làm của Trường Đại học Văn hoá Hà Nội làsố lượng lớp tăng cao gấp đôi so với 5, 10 năm về trước; số sinh viên tốt nghiệp cử nhânvăn hoá trong 7,8 năm gần đây trung bình mỗi năm có trên dưới 600 người. Trực tiếpcông tác trong khoa đào tạo hệ vừa học vừa làm của Trường Đại học Văn hoá Hà Nội,chúng tôi sơ bộ nắm được 75 đến 80% số sinh viên tại chức lấy bằng cử nhân văn hoá ratrường đều phát huy được vai trò của mình trong công tác chuyên môn của ngành, nghề.Không ít sinh viên được cất nhắc thành cán bộ lãnh đạo tại các địa phương và cơ quancông tác ngay từ khi đang học hoặc sau khi tốt nghiệp. Những cử nhân này phần lớn đãđược rèn giũa, tích luỹ tri thức và kinh nghiệm ngay trong công tác. Khi học hệ vừa họcvừa làm, họ đã tiếp thu những tri thức hữu ích để phát triển, làm giàu vốn văn hoá đạicương và chuyên ngành cho bản thân. Khoảng 20 đến 25% số sinh viên khác chưa ổnđịnh việc làm vì năng lực có hạn; số sinh viên này phần lớn lại là học sinh phổ thông thitrượt đại học, cao đẳng và cả trung học chuyên nghiệp, chưa qua thực tế làm việc. Cácsinh viên này vốn năng lực, kiến thức phổ thông chưa tốt, vào học hệ vừa học vừa làm lạimang tâm lý tự ti hoặc trung bình chủ nghĩa, chưa thực sự cố gắng, quyết tâm trong họctập. Những sinh viên này chưa xác định rõ được động cơ, mục đích học tập. Đây cũng làmột yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo của hệ vừa học vừa làm. Hiệnnay, trong bối cảnh mới của quốc tế và trong nước, với những đổi thay to lớn trong đờisống kinh tế xã hội, hơn bao giờ hết, chất lượng của giáo dục và đào tạ ...

Tài liệu có liên quan: