Danh mục tài liệu

Nâng cao chất lượng giáo viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 509.54 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung chính của bài viết chỉ rõ vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng giáo viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra một số định hướng cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng giáo viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Ngọc Hiếu1Tóm tắt Trước viễn cảnh về sự phát triển của giáo dục trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, một trong những yêu cầu đặt ra là phát triển nguồn lực đội ngũ giáo viên để có thể đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng liên tục thay đổi trong môi trường lao động mới. Điều này đặt ra cho giáo dục và đào tạo sứ mệnh to lớn là chuẩn bị đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Để làm được như vậy, chúng ta cần khẳng định tầm quan trọng của một hệ thống giáo dục hỗ trợ học tập suốt đời cũng như cách thức thực hiện trong bối cảnh mới. Nội dung chính là làm rõ một số khái niệm về chất lượng giáo viên, hội nhập quốc tế. Trong đó, tác giả chỉ rõ vai trò và ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng giáo viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra một số định hướng cho giáo dục nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Từ khóa: Giáo viên; chất lượng; hội nhập (Teacher, Quality, Integration).1. Đặt vấn đề Hiện nay với cuộc cách mạng Khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, bùng nổ thôngtin, kinh tế tri thức phát triển. Thế giới đang hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp mới,trong đó tri thức là động lực phát triển. Với sự phát triển đó của thế giới, đòi hỏi người laođộng phải có trình độ học vấn cao, chuyên môn sâu, tay nghề vững. Vì vậy trình độ tri thứcsẽ quyết định trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Hiện nay, khoa học - công nghệ đã trởthành công cụ chính của sự phát triển kinh tế - xã hội, giúp cho năng suất lao động tăng cao,chất lượng sản phẩm cao, giá thành sản phẩm giảm, chi phí nguyên liệu đầu vào giảm, đápứng được các yêu cầu ngày càng khó tính của người sử dụng. Đồng thời, trong giáo dục sựphát triển của khoa học - công nghệ cũng đã làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương phápgiáo dục và đòi hỏi giáo dục phải đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các lĩnh vựccủa đời sống xã hội. Vì vậy trong thời gian qua Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đã cónhiều chủ trương chính sách để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, đáp ứng đòi hỏicủa sự nghiệp giáo dục nước nhà.1 Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên; Số điện thoại: 0915212911; Email: nguyenngochieutlgd@gmail.com.232 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Đào tạo giáo viên là để chuẩn bị cho giáo viên thực hiện hoạt động giáo dục ở trườngphổ thông. Vì thế, những yêu cầu cần đạt đối với sinh viên tốt nghiệp (hay chuẩn đầu ra)của hệ đào tạo đại học sư phạm, trước hết, cần căn cứ trên chuẩn nghề nghiệp giáo viêntrung học phổ thông và xu thế phát triển của giáo dục phổ thông trong mối quan hệ với bốicảnh xã hội.2. Chất lượng giáo viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế2.1. Một số vấn đề chung Quá trình hội nhập quốc tế ở nước ta đang diễn ra ngày càng sâu rộng và đã đem lạinhững thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, ngoài việc giúpViệt Nam tiếp thu được khoa học – công nghệ mới và kỹ năng quản lý tiên tiến, quá trìnhhội nhập còn góp phần đào tạo cho Việt Nam có được đội ngũ nguồn nhân lực có trình độvà năng lực cả về chuyên môn lẫn quản lý. Tuy nhiên, hội nhập cũng đồng thời đặt giáo dục Việt Nam trước một áp lực lớn là phảikhông ngừng nâng cao chất lượng đào tạo để xây dựng được nguồn nhân lực có tính cạnhtranh cao. Trong bối cảnh yêu cầu đào tạo phải phù hợp với chuẩn chung của khu vực vàquốc tế, lực lượng lao động Việt Nam sau đào tạo phải làm cạnh tranh được không chỉ tạithị trường lao động ngoài nước mà còn phải làm sao cạnh tranh được ngay tại thị trườnglao động Việt Nam. Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu lớn trong giáo dục, như tỉ lệ người đi học cao; chấtlượng học tập của học sinh, nhất là học sinh tốp đầu có thể sánh với học sinh các nước tiêntiến; đội ngũ giáo viên về cơ bản đủ về số lượng, cơ cấu môn học, đạt và vượt chuẩn trìnhđộ đào tạo. Theo thống kê, hiện nay cả nước có trên 1.466.322 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non,phổ thông, giáo dục thường xuyên (trong đó công lập là 1.350.095, ngoài công lập 116.227).Về cơ bản, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học đã đạt chuẩnvà trên chuẩn trình độ đào tạo, trong đó: mầm non là 96,6%, tiểu học là 99,7%, trung họccơ sở là 99,0%, trung học phổ thông là 99,6% [6]. Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên có lòngyêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong côngviệc, có ý chí vươn lên, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệpvụ. Năng lực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: