Danh mục tài liệu

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 231.42 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ" phân tích, luận giải những kết quả đạt được đồng thời cũng chỉ ra những khó khăn, bất cập đang gặp phải trong quá trình phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học. Tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho giáo dục đại học trong bối cảnh tự chủ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH TỰ CHỦ Phạm Thị Hằng1 Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh Abstract To develop the education and training systems of a country, the human resource factor ofthe education and training sector plays an extremely important role. Human resources for highereducation in Vietnam have achieved many positive outcomes in the past. However, besides that,enhancing the quality of human resources in higher education in the current context of universityautonomy is also facing many difficulties and challenges. Keywords: Human resources, higher education institutions, university autonomy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo quan niệm của Hiệp hội Đại học Châu Âu thì tự chủ đại học được cấu thànhbởi 4 yếu tố cơ bản, bao gồm: Tự chủ về học thuật, tự chủ về tài chính, tự chủ về tổ chứcvà tự chủ về nhân sự. Theo đó, tự chủ về nhân sự là các quyền quyết định liên quan đếnđội ngũ cán bộ (giảng dạy, nghiên cứu và hành chính) về tiêu chí, quy trình tuyển dụng,mức lương thưởng, chế độ đãi ngộ,… [1, tr. 8]. Tại Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Giáo dục đại học (GDĐH)năm 2012 thì “Tự chủ đại học là việc mà một trường đại học thực hiện hoạt động tự chủtrong các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học và côngnghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng GDĐH”. Khoản 4, Điều 32 quy định: “Quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự bao gồm banhành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động, danh mục,tiêu chuẩn, chế độ của từng vị trí việc làm; tuyển dụng, sử dụng và cho thôi việc đối vớigiảng viên (GV), viên chức và người lao động khác, quyết định nhân sự quản trị, quản lýtrong cơ sở GDĐH phù hợp với quy định của pháp luật”2. Với chủ trương này, các trường đại học được quyết định về các vấn đề liên quanđến tuyển dụng, lương bổng, sử dụng nguồn nhân lực, bổ nhiệm, miễn nhiệm các vị trítrong khu vực học thuật và khu vực hành chính... Để phát huy nguồn nhân lực GDĐH trong bối cảnh tự chủ cần có nhiều yếu tố vànhiều giải pháp được tiến hành đồng bộ. Bài viết dưới đây, tập trung làm rõ thực trạng sốlượng, chất lượng nguồn nhân lực GDĐH Việt Nam thời gian qua (giai đoạn 2015 đếnnay). Trên cơ sở đó, phân tích, luận giải những kết quả đạt được đồng thời cũng chỉ ranhững khó khăn, bất cập đang gặp phải trong quá trình phát triển nguồn nhân lực GDĐH.Tác giả cũng mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcGDĐH trong bối cảnh tự chủ hiện nay.1 hantt.cntpphutho@gmail.com2 Luật GDĐH (sửa đổi, bổ sung năm 2013, 2014, 2015, 2018), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2019. 211 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp các phương pháp nghiên cứu như thốngkê, tổng hợp, phân tích, so sánh. 2.2. Dữ liệu: Nguồn số liệu thứ cấp của Bộ Giáo dục – Đào tạo, các công trìnhnghiên cứu của các cá nhân, tập thể, các số liệu được tổng hợp qua hoạt động của các cơsở đào tạo. 3. NỘI DUNG 3.1. Thực trạng nguồn nhân lực GDĐH ở Việt Nam thời gian qua Nguồn nhân lực cho GDĐH bao gồm đội ngũ GV, các nhà quản lý giáo dục. Đâylà nhân tố hàng đầu quyết định đến sự phát triển của giáo dục đào tạo nói chung, GDĐHnói riêng. Đội ngũ nhà giáo là những người trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy. Mụctiêu GDĐH đạt được hay không phụ thuộc vào chất lượng, số lượng, và cơ cấu của độingũ này. Các nhà quản lý giáo dục là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước vềgiáo dục đào tạo từ trung ương đến địa phương và những người tham gia quản lý trực tiếptại các cơ sở GDĐH ở trong các cơ sở GDĐH công lập cũng như trong các cơ sở GDĐHngoài công lập. 3.1.1. Về số lượng Nếu như năm 2015, cả nước có khoảng 69.591 GV, đến năm 2020, đội ngũ GV đãtăng lên 76.576 GV. Như vậy, trong vòng 5 năm qua, cả nước được bổ sung thêm khoảnghơn 7.000 GV - tính ra trung bình mỗi năm có thêm khoảng hơn 1.400 GV giảng dạy.Trong đó, tại các cơ sở GDĐH công lập, năm 2015 có khoảng 55.401 người, đến năm2020, đội ngũ GV tăng lên 58.338 GV (tăng 5,03%). Như vậy bình quân mỗi năm, tại cáccơ sở GDĐH công lập, mỗi năm số GV tăng cơ học khoảng gần 600 GV. Còn tại các cơsở GDĐH ngoài công lập, năm 2015, có khoảng 14.190 GV, đến năm 2020, tăng lên18.238 GV (tăng 28,53%) [4]. Theo thống kê, năm 2019 Việt Nam có 73.312 GV, công tác tại 237 trường đại học,học viện, 37 viện nghiên cứu khoa học, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trungcấp sư phạm [3]. Bên cạnh khu vực công, số lượng đội ngũ GV ngoài công lập cũng tăng mạnh quacác năm. Cụ thể, năm 2015 có khoảng 55.401 người, đến năm 2020, đội ngũ GV tăng lên58.338 GV (tăng 5,03%). Như vậy bình quân mỗi năm, tại các cơ sở GDĐH công lập,mỗi năm số GV tăng cơ học khoảng gần 600 GV [4]. 3.1.2. Về chất lượng Nếu như năm 2015, cả nước có khoảng 54.644 GV trình độ trên đại học(chiếm 78,52%), đội ngũ GV có trình độ đại học, cao đẳng là 14.897 GV (chiếm 21,41%).Đến năm 2020, số GV có trình độ trên đại học là 70.018 GV (chiếm 91,44%), đội ngũGV có trình độ đại học, cao đẳng còn 5.980 GV (chiếm 7,81%)212 Trong đó, về chất lượng đội ngũ GV tại các trường đại học công lập, năm 2015,có khoảng 44.995 GV có trình độ trên đại học (chiếm 81,22%), đội ngũ GV trình độ đạihọc cao đẳng chiếm số lượng vẫn khá lớn 10.389 GV (chiếm 18,75%). Chất lượng đội ngũ GV tại các cơ sở GDĐH ngoài ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: