
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp 4.0
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp 4.0 Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP 4.0 Đặng Thị Nga1*, Nguyễn Văn Quảng1 1 Phân hiệu tai Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 450-451 Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: Email: ngadt_ph@utc.edu.vn; Tel: 0979659768. Tóm tắt. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang phải đối phó với tình trạng dịch bệnh lây lan rất nhanh. Do vậy, Thương mại điện tử (TMDT) đã trở thành một công cụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và thích nghi với xu hướng phát triển của thế giới. TMDT mang lại nhiều lợi ích, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng việc dễ dàng tiếp cận rộng lớn với khách hàng tiềm năng. Hoạt động TMDT cũng góp phần giúp hạn chế việc lây lan dịch bệnh CoVid và một số dịch bênh khác mà người dân trên thế giới đang phải đối mặt. Tuy nhiên, lực lượng lao động trong nhóm ngành thương mại điện tử hiện nay đang đối mặt với nhiều vấn đề như thiếu kỹ năng, thiếu lực lượng lao động khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ TMĐT. Trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam, bài viết đề xuất các giải pháp như gia tăng hợp tác trong đào tạo giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo như trường đại học và cao đẳng; thay đổi chương trình đào tạo nhằm nâng cao được những kỹ năng mà người lao động hiện nay đang thiếu; Các chính sách đãi ngộ cho người lao động làm việc trong lĩnh vực TMĐT để thu hút những nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia. Từ khóa: Thương mại điện tử, chất lượng nguồn nhân lực, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thương mại điện tử đã trở thành yếu tố cần thiết của chiến lược kinh doanh và là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. TMĐT không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, những sản phẩm, dịch vụ mới mà bản thân TMĐT thực sự là một phương thức kinh doanh mới - Phương thức kinh doanh điện tử. Trong năm 2020 vừa qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho ngành TMĐT tăng trưởng rất cao. Do vậy nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực TMĐT cũng tăng theo. Tuy nhiên, giống như nhiều quốc gia có lĩnh vực TMĐT non trẻ khác, các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức, trong đó phải kể đến thực trạng nguồn nhân lực TMĐT còn rất hạn chế. Thị trường TMĐT tại Việt Nam nói -613- Hội nghị Khoa học công nghệ lần thứ XXII Trường Đại học Giao thông vận tải riêng và thế giới nói chung đang phát triển mạnh. Mức tăng trưởng TMĐT tại Việt Nam lên tới hơn 30% (2019), thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Dự báo trong năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt khoảng 10 tỷ USD[9]. Đó cũng chính là lý do nhiều DN phải tích cực nâng cao chất lượng nhân lực để có thể đáp ứng nhu cầu phát triển. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu những kỹ năng cần thiết của người lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT sẽ thay đổi như thế nào và thực trạng nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam, từ đó đề xuất những kiến nghị giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Thương mại điểm tử Thương mại điện tử (TMĐT) được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade) hoặc “kinh doanh điện tử” (e-business). Tuy nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến và được dùng thống nhất trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán, đến mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách hàng…[3]. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), 'Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet' [3]. Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng như cách phân chia các hình thức này trong TMĐT. Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G - Goverment), DN (B - Business) và Khách hàng (C - Customer hay Consumer). C ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thương mại điện tử Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công nghiệp 4.0 Thương mại trực tuyến Kỹ năng ra quyết định kinh doanhTài liệu có liên quan:
-
6 trang 932 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 580 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 556 10 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 532 9 0 -
6 trang 504 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 451 4 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 445 7 0 -
5 trang 388 1 0
-
7 trang 370 2 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - TS. Trần Văn Hòe
181 trang 334 6 0 -
Vấn đề bảo đảm chất lượng hàng hoá trong giao dịch qua sàn thương mại điện tử
10 trang 321 0 0 -
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thương mại điện tử (Có đáp án)
26 trang 309 2 0 -
Bài giảng Thanh toán điện tử: Chương 1 - ĐH Thương Mại
32 trang 304 4 0 -
Giáo trình Phát triển hệ thống thương mại điện tử: Phần 2
161 trang 268 6 0 -
Bài giảng Thương mại điện tử căn bản: Chương 4 - PGS. TS. Nguyễn Văn Minh
24 trang 245 0 0 -
79 trang 238 0 0
-
7 trang 238 0 0
-
22 trang 231 1 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1
198 trang 230 0 0 -
Bài giảng Thương mại điện tử - Trần Minh Huy
121 trang 230 1 0