Danh mục tài liệu

Nâng cao hiệu quả thực hiện các quy trình quản lý nhân sự tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 446.25 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này nhằm xác định những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện các quy trình quản lý nhân sự tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Dựa trên tình hình thực tế của việc triển khai các quy trình quản lý nhân sự tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, bài viết đưa ra được những giải pháp về nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực, hoàn thiện hệ thống quy trình, nâng cấp cơ sở vật chất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao hiệu quả thực hiện các quy trình quản lý nhân sự tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội 142 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CÁC QUY TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Trần Quốc Việt Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Quản lý nhân sự là công tác quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ trường đại học nào. Nghiên cứu này nhằm xác định những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện các quy trình quản lý nhân sự tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Dựa trên tình hình thực tế của việc triển khai các quy trình quản lý nhân sự tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, bài viết đưa ra được những giải pháp về nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực, hoàn thiện hệ thống quy trình, nâng cấp cơ sở vật chất. Hi vọng rằng các kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp một số luận cứ khoa học tốt cho công tác quản lý nhân sự tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội. Từ khoá: Quy trình quản lý nhân sự, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Nhận bài ngày 20.4.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.5.2020 Liên hệ tác giả: Trần Quốc Việt; Email: viettq@daihocthudo.edu.vn 1. MỞ ĐẦU Thời gian qua, việc xây dựng và thực hiện các quy trình quản lý nhân sự tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã đem lại sự hiệu quả trong công tác quản lý nhân sự nói riêng và quản lý nhà trường nói chung. Tuy nhiên, các quy trình quản lý nhân sự tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện nay cũng còn bộc lộ một số tồn tại nhất định. Sau khi tiến hành tái cấu trúc, cơ cấu tổ chức của Trường đã thay đổi với sự chia tách, sáp nhập các đơn vị, nhiều đơn vị mới ra đời. Cùng với đó là sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu đội ngũ lãnh đạo quản lý các đơn vị. Điều này khiến một số hoạt động quản lý nhân sự tại Trường khó triển khai nếu rập khuôn theo quy trình cũ. Bên cạnh đó, một số quy trình quản lý nhân sự hiện nay không còn phù hợp, bộc lộ sự bất cập, thiếu tính khoa học, cần thiết phải thiết kế lại. Thời gian qua, Phòng Nhân sự và Kế hoạch - Tài chính cũng đã có nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường trong công tác quản lý nhân sự. Tuy nhiên, còn nhiều lĩnh vực hoạt động chưa đạt hiệu quả mong TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 143 muốn. Điều này xuất phát từ nhiều góc độ nhưng trong đó có nguyên nhân rất lớn nằm ở sự thiếu thống nhất, chưa hợp lý của các quy trình quản lý nhân sự. Vì vậy, nghiên cứu các vấn đề nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quy trình quản lý nhân sự tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là một yêu cầu mang tính cấp thiết để hướng tới mục tiêu đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhân sự tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. Liên quan đến vấn đề này, có thể thấy các nghiên cứu ở nước ngoài đều khẳng định một trong các nguồn lực quan trọng, quyết định đến sự phát triển của các trường đại học là yếu tố nhân sự và công tác quản lý nhân sự trong trường đại học luôn là một công tác trọng yếu. Các tác giả Bikas C.Sanyal, Micheala Martin, Susan D Antoni (1999) trong cuốn “Quản lý trường đại học trong giáo dục đại học” đã trình bày một kết quả nghiên cứu mang tính hệ thống về lĩnh vực quản lý giáo dục. Trong đó, đưa ra một cách nhìn khái quát về công tác quản lý giáo dục trong giáo dục đại học và tập trung làm nổi bật ba vấn đề cơ bản là: quản lý tài chính, quản lý cán bộ giảng dạy và quản lý diện tích sử dụng. Hội nghị Thế giới về giáo dục đại học thế kỷ 21 (do UNESCO tổ chức) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách phát triển đội ngũ trong các trường đại học. Hội nghị đưa ra khuyến cáo về việc xây dựng các chính sách rõ ràng đối với giảng viên đại học theo hướng cập nhật và nâng cao kỹ năng, khuyến khích sự cải tiến về chương trình đào tạo, phương pháp dạy và học với tình trạng tài chính và nghiệp vụ thích hợp để đạt chất lượng cao trong nghiên cứu và giảng dạy (dẫn theo Võ Thành Đạt, 2014). Ở trong nước, chủ đề quản lý nhân sự trong các trường đại học cũng được nghiên cứu sôi nổi. Cuốn sách “Đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Phan Văn Kha (2014) đã đề cập khá kĩ lưỡng đến các vấn đề như: quy hoạch, tuyển dụng, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trong bối cảnh mới; đào tạo bồi dưỡng theo hướng tiếp cận năng lực; chính sách và tạo động lực đối với đội ngũ giảng viên. Đề tài luận án tiến sĩ “Đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Xuân Bách (2009) đã đưa ra phương pháp và quy trình đánh giá giảng viên đại học theo hướng chuẩn hóa. Tác giả Nguyễn Hữu Lam trong bài viết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: