Danh mục tài liệu

Nâng cao năng lực thực hành cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 446.33 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực hành là cơ hội để mỗi sinh viên tiếp cận với từng tình huống cụ thể, vận dụng những kiến thức đã được học để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn hành nghề. Vì vậy, tăng cường và nâng cao chất lượng các học phần thực hành, nghiệp vụ, gắn lý thuyết với thực tế, đưa sinh viên xuống các cơ sở thực tập là nhiệm vụ quan trọng của các trường nghề hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao năng lực thực hành cho sinh viên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Thủ đô Hà NộiTẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 37/2020 117 NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI Bùi Thị Hồng Minh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Thực hành là cơ hội để mỗi sinh viên tiếp cận với từng tình huống cụ thể, vận dụng những kiến thức đã được học để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn hành nghề. Vì vậy, tăng cường và nâng cao chất lượng các học phần thực hành, nghiệp vụ, gắn lý thuyết với thực tế, đưa sinh viên xuống các cơ sở thực tập là nhiệm vụ quan trọng của các trường nghề hiện nay. Trước những yêu cầu và thách thức đó, trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã xây dựng chương trình đào tạo ngành công tác xã hội theo định hướng tăng số tín chỉ thực hành, đưa sinh viên xuống thực hành tại cơ sở theo nội dung từng môn và ngay từ năm đầu tiên. Từ khóa: Thực hành, năng lực, công tác xã hội, sinh viên, chương trình. Nhận bài ngày 15.02.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 25.02.2020 Liên hệ tác giả: Bùi Thị Hồng Minh; Email: bthminh@daihocthudo.edu.vn1. MỞ ĐẦU Thực hành nghề nghiệp là một hoạt động chiếm vị trí quan trọng trong quá trìnhđào tạo. Chất lượng thực hành, thực tập phản ánh chất lượng đào tạo, rèn luyện nghềnghiệp và thể hiện vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học tập của sinh viên vào thựctế. Vì vậy, tăng cường và nâng cao chất lượng các học phần thực hành, nghiệp vụlànhiệm vụ quan trọng của các cơ sở đào tạo hiện nay. Đặc biệt ngành công tác xã hội cóvai trò quan trọng đối với sự phát triển công bằng, tiến bộ của mỗi quốc gia trong bốicảnh hiện nay. Nghề công tác xã hội chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực an sinh xã hội,các vấn đề liên quan đến đời sống cá nhân, từng nhóm, cộng đồng và những người yếuthế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Việt Nam phải đối mặt với nhiềuvấn đề xã hội và để giải quyết được vấn đề này cần có tiếp cận mang tính hệ thống,khoa học. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta cần có một đội ngũ chuyên gia làmcông tác xã hội – đó là những người có kiến thức khoa học, kỹ năng và thái độ để thựchiện nhiệm vụ mà công tác xã hội đặt ra. Với mục tiêu “đào tạo gắn liền với thực tiễn”, “không ngừng sáng tạo, đổi mới giáo118 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIdục đào tạo hiệu quả vì chất lượng cuộc sống, nghề nghiệp tương lai của sinh viên”Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã có nhiều nỗ lực, liên tục đổi mới trong công tác đàotạo, đồng thời tiếp cận với các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động để xây dựng chươngtrình đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội. Hiện nay chương trình đàotạo mã ngành công tác xã hội đã chú trọng tính chuyên môn sâu về môn học, đảm bảosự cân đối giữa lý thuyết với thực hành, kiến thức khoa học gắn với thực tiễn xã hội,...để sinh viên sau khi ra trường có thể thích ứng ngay với công việc.2. NỘI DUNG2.1. Tầm quan trọng của thực hành nghề công tác xã hội trong quá trình đào tạo Cuộc sống ngày càng phát triển, con người càng có nhiều vấn đề cần giải tỏa, nhằmđáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, vàngành công tác xã hội ở Việt Nam đã và đang ngày mộthình thành như một nghề chuyên nghiệp để giúp đỡ, hỗ trợ giải quyết những áp lực xãhội mới. Muốn đáp ứng tốt nhu cầu của xã hội, hiện nay thì các cơ sở đào tạo cần nângcao tay nghề cho sinh viên sau khi ra trường, hình thành kỹ năng nghề chuyên nghiệpcho sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành công tác xã hội, đây là nhiệm vụ quan trọngvà cũng là mục tiêu đào tạo của Trường Đại học Thủ đô Hà Nội hiện nay. Khoản 2, điều40 Luật Giáo dục Việt Nam năm 2005 đã chỉ rõ: “Phương pháp đào tạo trình độ caođẳng, trình độ đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, nănglực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạođiều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm ứng dụng”. Tổ chức hoạt động thực hành ngành công tác xã hội là tổ chức cho sinh viên ứngdụng các kiến thức về lý luận, giá trị, nguyên tắc, quy trình, các kỹ thuật đặc thù củangành với các cá nhân, nhóm thân chủ, cộng đồng nhằm đạt những mục đích nhất địnhvào thực tiễn nghề nghiệp. Thực hành là cơ hội để mỗi sinh viên tiếp cận với từng tìnhhuống cụ thể, vận dụng những kiến thức đã được học để hình thành, phát triển phẩmchất và năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn hành nghề. Vì vậy, nhiệm vụ của công tác thựchành ngành công tác xã hội là xây dựng mô hình quy chiếu, qua đó giúp sinh viên hìnhdung được bối cảnh sống của thân chủ và mối liên hệ giữa bối cảnh sống với vấn đề màthân chủ gặp phải và đang đối mặt. Giúp cho các cá ...