Danh mục

BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI

Số trang: 18      Loại file: doc      Dung lượng: 4.00 KB      Lượt xem: 207      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong cuộc sống xưa và nay mỗi con người chúng ta luôn gặp phải những khó khăn và những vấn đề phức tạp mà có khi ta không tự giải quyết được. Vấn đề mà con người gặp phải rất đa dạng và vô định hình, không giống như nghèo đói hay bệnh tật… Mà điều quan trọng nhất ở đây là khi gặp khó khăn cần phải làm gì, giải quyết như thế nào và có khả năng giải quyết nó hay không? Thông thường những lúc gặp vấn đề chúng ta thường rơi vào trạng thái bối...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIA LAI ** BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ NHÓM (2 ngày Tại Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp tỉnh ) GVHD: Tạ Thị Điệp HVTH: Võ Thị Sáu Gia Lai, ngày 21 tháng 7 năm 2013 LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc sống xưa và nay mỗi con người chúng ta luôn gặp phải những khó khăn và những vấn đề phức tạp mà có khi ta không tự giải quyết được. Vấn đề mà con người gặp phải rất đa dạng và vô định hình, không giống như nghèo đói hay bệnh tật… Mà điều quan trọng nhất ở đây là khi gặp khó khăn cần phải làm gì, giải quyết như thế nào và có khả năng giải quyết nó hay không? Thông thường những lúc gặp vấn đề chúng ta thường rơi vào trạng thái bối rối, mất bình tỉnh, thiếu tự chủ để vượt qua vấn đề đó hoặc tự giải quyết theo sự chủ quan của mình để rồi lún sâu vào bế tắc. Chính vì vậy nghề công tác xã hội ra đ ời và đ ược xem là nghề giúp đỡ. Công tác xã hội là một chuyên ngành là hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao. Nó là sự vận dụng về lý thuyết khoa học, hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự liên quan đến vị trí, địa lý, vai trò của các cá nhân và nhóm, cộng đồng người yếu thế tiến tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đối tượng phục vụ - thân chủ của công tác xã hội là những nhóm, cá nhân yếu thế được nhân viên Công tác xã hội vận dụng chuyên môn nghiệp vụ của mình sẽ giúp thân chủ phục hồi các chức năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của bản thân thân chủ để họ tự giải quyết vấn đ ề gặp phải. Nhân viên công tác xã hội không “ làm hộ, làm cho, làm thay” mà chỉ làm cùng, làm với thân chủ. Như vậy trên cơ sở đó ta có thể nhận định rằng: “ Công tác xã hội tuy là một ngành khoa học mới, một nghề mới nhưng là một ngành, một nghề có tính nhân văn sâu sắc, nghề của tình thương, trách nhiệm và lòng nhân ái”. Nghề công tác xã hội đưa ra phương pháp làm việc với cá nhân ( tức công tác xã hội cá nhân) nhằm giúp cá nhân nhận diện vấn đề gặp phải, đánh giá sức mạnh bản thân, hỗ trợ cá nhân tự giải quyết vấn đề nhằm tăng cường hoặc khôi phục việc thực hiện vai trò, chức năng xã hội của cá nhân ấy. Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người thông qua mối quan hệ một – một (nhân viên xã hội- thân chủ). Công tác xã hội cá nhân được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc trong các tổ chức công tác xã hội đ ể giúp những người có vấn đề về thực hiện chức năng xã hội. Những vấn đề thực hiện chức năng xã hội nói đến tình trạng liên quan đến vai trò xã hội và việc thực hiện các vai trò ấy. Thực hành công tác xã hội cá nhân và nhóm sẽ giúp cho sinh viên, học viên thấy được vai trò, vị trí trách nhiệm của công tác xã hội đối với cá nhân , nhóm , gia đình và cộng đồng. Và công tác xã hội không tự mình giải quyết được các vấn đề trong xã hội mà cần đến sự phối hợp của các ngành các cấp khác trong hệ thống an sinh xã hội. Để việc đi thực tế đạt được những hiệu quả cao trước tiên mỗi học viên, nhân viên công tác xã hội có được thông tin cơ bản, sự đồng cảm và gần gũi của những đối tượng đã và đang yếu thể, có hoàn cảnh khó khăn dễ bị tổn thương mà ta đang muốn tìm hiểu. Đặc biệt là những đối tượng mang trong mình một hoàn cảnh đau thương xót xa mà không thể nói ra để rồi họ tự mặt cảm về mình xa lánh những người xung quanh, gây gắt với bản thân. Vì vậy là một học viên công tác xã hội bản thân đã đ ược đào tạo cho mình với những kiến thức cơ bản đồng nghĩa là nhân viên công tác xã hội trước tiên bản thân tôi phải biết rõ mình là ai, tạo ra NVCTXH với mục đích gì và để làm gì, cần chuẩn bị gì cho bản thân đ ể xứng đáng với cụm từ “ Nhân viên công tác xã hội” để khi một ai đó nhắc đến đều cảm thấy tự hào khi nói đến những người là NVCTXH và biết được NVCTXH là người đáng được tin tưởng và có trách nhiệm. Vào một buổi sáng bầu trời âm u gió lạnh buốt người, lẽ ra sẽ làm tôi trùn bước nhưng với ý nghĩ trong tôi đã khơi dậy trong tôi sự hiếu kỳ và tâm trạng tràn đầy háo hức khi nghĩ và tưởng tượng đến nơi mà tôi đang muốn đến, nơi ấy tuy tôi chưa một lần ghé đến nhưng sao trong tôi cảm thấy nơi ấy thật đẹp, thật vui vẻ, thật thân thiện và tỏa ra một cảm giác gì đó như là hơi ấm của tình người, những vòng tay ấm áp, những tấm lòng nhân ái của những người nơi ấy và những tấm thân yếu ớt đang được chở che và nở những nụ cười hạnh phúc. Và rồi tôi đã đi và đặt chân đến nơi ấy. Phần A: KHÁI QUÁT VỀ CƠ CỞ THỰC TẾ. I. Lịch sử hình thành và phát triển hình thành của Trung Tâm Bảo Trợ Tổng Hợp Tỉnh Gia Lai: Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp tỉnh được thành lập theo quyết định số 808/QĐ-UB ngày 29/7/1996 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai. Nhiệm vụ là quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục , hướng nghiệp, dạy nghề, tạo công ăn việc làm ổn định cho đối tượng là trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người già cô đơn, người tàn tật còn một phần khả năng lao động, người lang thang xin ăn; tư vấn, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai để họ có cuộc sống ổn định hạnh phúc, hoà nhập cộng đồng xây dựng cuộc sống. Đồng thời theo dõi quản lý các đối tượng này ở cộng đồng để có kế hoạch biện pháp chăm sóc, trợ giúp họ nhằm không để các đối tượng này sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Tổng diện tích 56,978m2, đất xây dựng là 2,2 ha còn lại 3,4 ha. Năm 2011 Trung Tâm đã bàn giao lại cho Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh 3,4 ha đ ể xây dựng làng SOS Pleiku. Đầu năm 1997 đầu tư xây dựng 5 ngôi nhà trẻ mồ côi bằng nguồn vốn huy động đến tháng 10 thì đưa vào sử dụng và nhận trẻ từ Trung Tâm trẻ mồ côi TP Pleiku và các huyện lân cận. Đầu năm 1998 ngân sách của tỉnh đầu tư xây dựng khu người già cô đơn xưởng trường và nhà ăn đến cuối năm thì đưa vào sử dụng và bắt đầu nhận nuôi người già cô đơn. Năm 2000 Trung Tâm được tỉnh đầu tư xây ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: