Danh mục tài liệu

Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.42 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững, phát triển du lịch bền vững, vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững qua đó nghiên cứu đánh giá khái quát thực trạng phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình, thực trạng vai trò của chính quyền địa phương và đề ra các giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TỈNH QUẢNG BÌNH IMPROVE LOCAL AUTHORITIES ROLE IN DEVELOPING SUSTAINABLE TOURISM IN QUANG BINH PROVINCE TS. Nguyễn Lê Hiệp Trường Đại học Kinh tế Huế TS. Trần Tự Lực, ThS. Lê Khắc Hoài Thanh Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt: Quảng Bình được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển du lịch. Chính quyền địa phương cũng đã xác định phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nhằm phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển theo hướng bền vững. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, chưa hiệu quả và chưa bền vững. Một trong những nguyên nhân là do chính quyền địa phương các cấp chưa xác định và phát huy được vai trò của mình trong phát triển du lịch bền vững. Để có những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình, bài viết hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững, phát triển du lịch bền vững, vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững qua đó nghiên cứu đánh giá khái quát thực trạng phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình, thực trạng vai trò của chính quyền địa phương và đề ra các giải pháp nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình. Từ khoá: Du lịch bền vững, du lịch Quảng Bình, chính quyền địa phương Abstract Quang Binh with natural landscapes is the potential to develop tourism, Quang Binh also determines tourism as a key industry to develop local economy, create jobs, raise incomes for citizen and comtribute to local sustainable development. Current situation of tourism development in Quang Binh province in recent years is not effective, sustainable and commensurate with the potential and advantages. One reason is that the local authorities has not determined and promote their role in sustainable tourism development. Therefore, the concept of sustainable development, sustainable tourism development, the role of local authorities in sustainable tourism development are studied in order to evaluate current situation of sustainable tourism development in Quang Binh province, and role of local authorities and propose solutions to enhance the role of local authorities in development sustainable tourism in Quang Binh province. Keywords: Subtainable Tourism, Quang Binh Tourism, Local authorities 702 Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hoạt động du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu, một hiện tượng phổ biến trong đời sống nhân loại và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Là một trong những địa phương của vùng du lịch Bắc Trung Bộ, một trong ba vùng du lịch trọng điểm của cả nước. Quảng Bình được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển du lịch. Đặc biệt với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, Quảng Bình có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch đặc trưng, giảm dần tính mùa vụ và ngày càng có thêm nhiều lựa chọn cho khách du lịch. Thực trạng ngành du lịch Quảng Bình trong thời gian qua đã có sự phát triển, lượng khách quốc tế và nội địa tăng nhanh; du lịch đóng góp ngày càng lớn cho sự tăng trưởng kinh tế, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch Quảng Bình vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa khai thác hết các cơ hội và lợi thế, đặc biệt chưa phát triển bền vững. Nguyên nhân, do quy mô đầu tư phát triển du lịch còn nhỏ, chưa động bộ, quy hoạch chắp vá; chưa tiến hành đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện về tài nguyên du lịch và các điều kiện để phát triển du lịch ở từng điểm du lịch trên địa bàn; đội ngũ cán bộ quản lý du lịch chưa nhận thức đầy đủ phát triển du lịch bền vững, công tác tổ chức hoạt động tại các điểm du lịch còn yếu kém, buông lỏng công tác quản lý; nhiều cá nhân, đơn vị kinh doanh du lịch chỉ quan tâm tới lợi ích kinh tế, không quan tâm đến tác động nhiều mặt của du lịch đến môi trường, xã hội, đe dọa phá hủy môi trường hệ sinh thái. Để khắc phục được vấn đề này, đảm bảo phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều tác nhân có liên quan, các nhà quản lý địa phương, các đơn vị kinh doanh du lịch, người dân địa phương, khách du lịch,... Trong đó chính quyền địa phương các cấp đóng một vai trò hết sức quản trọng, định hướng và điều chỉnh hành động của các tác nhân khác thực hiện mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Xuất phát từ đó, để khai thác hết tiềm năng và lợi thế nhằm phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình, chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu “Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Bình”. Nội dung và kết quả nghiên cứu 2.1 Khái niệm về phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững 2.1.1 Phát triển bền vững Ngày nay, khi đề cập đến phát triển kinh tế, xã hội ở các quốc gia và địa phương thường gắn với mục tiêu phát triển bền vững. Khái niệm phát triển bền vững xuất hiện đầu tiên trong bối cảnh gia tăng sự nhận thức về các thảm hoạ môi trường cũng như kinh tế xã hội có thể xảy ra, và nó đã trở thành động lực cho lịch sử phát triển của thế giới vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20. Theo Hội đồng Thế giới về Môi tr ...

Tài liệu có liên quan: