Danh mục tài liệu

Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 382.74 KB      Lượt xem: 97      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết nhằm đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để phát triển các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế nước ta hiện nay, và trước các vấn đề xã hội, môi trường ngày càng trở nên phức tạp, việc kế thừa kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trong phát triển doanh nghiệp xã hội là rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hàm ý một số giải pháp phát triển doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam thời hội nhập Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 HÀM Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THỜI HỘI NHẬP IMPLICATIONS SOME DEVELOPMENTS FOR LEGAL DEVELOPMENT SOCIAL ENTERPRISE IN VIETNAM IN THE INTEGRATION TS. Trần Minh Đức ĐH Thủ Dầu Một Email: ductm@dmu.edu.vn Tóm tắt Doanh nghiệp xã hội có nhiều ưu thế tiềm năng, bắt nguồn từ bản chất không lợi nhuận và mục tiêu xã hội bền vững của mô hình này. Trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã có chính sách khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp xã hội phát triển trên quan điểm Nhà nước cần hợp tác và chia sẻ trách nhiệm cung cấp phúc lợi xã hội với các doanh nghiệp xã hội để đạt hiệu quả cao hơn. Trong bối cảnh hội nhập của nền kinh tế nước ta hiện nay, và trước các vấn đề xã hội, môi trường ngày càng trở nên phức tạp, việc kế thừa kinh nghiệm từ các nước tiên tiến trong phát triển doanh nghiệp xã hội là rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước. Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để phân tích bản chất, vai trò và ý nghĩa của mô hình doanh nghiệp xã hội, bài viết đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để phát triển các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội, hoạt động, xã hội Abstract Social enterprise there are many potential advantages, derived from non-profit nature and sustainable social goals of this model. On the world, many countries have had incentive policies, promote social enterprise development on the point of view the state should cooperate and shared responsibility provide social welfare with social enterprises to achieve higher efficiency. In the context of integration the economy of our country today, and before social issues, the environment is becoming increasingly complex, the inheritance of experience from advanced countries in social enterprise development is essential for comprehensive development and sustainable country.Use quantitative research methods and qualitative to analyze the nature, role and meaning of social enterprise model, the article makes a number of recommendations and solution to develop social enterprises in Vietnam in the current period. Keywords: enterprise, social enterprise, work, society 1. Đặt vấn đề Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là một mô hình tổ chức có 3 đặc điểm then chốt là: Đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội (XH) lên hàng đầu, ngay từ khi thành lập; Sử dụng các hoạt động kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng như một phương tiện để đạt mục tiêu XH đó; Tái phân bổ phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở lại cho tổ chức, cộng đồng, và mục tiêu XH. Trong giai đoạn trước Đổi mới, Việt Nam đã có một số mô hình có thể được coi là các DNXH, đó là các Hợp tác xã (HTX) tạo việc làm cho người khuyết tật,...Sau 1986, đường lối Đổi mới và chính sách mở cửa của Đảng, Nhà nước đã thực sự tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp (DN) thuộc nhiều thành phần kinh tế, các tổ chức từ thiện, phát triển cộng đồng trong và ngoài nước. Từ giữa những năm 1990, một số DNXH thực thụ đã bắt đầu xuất hiện như Trường Hoa Sữa, Nhà hàng KOTO tại Hà Nội, Mai Handicrafts tại thành phố Hồ Chí Minh (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 2012, tr 19)(1),... Tuy nhiên, nhận thức XH vẫn tách bạch rõ ràng giữa hai loại hình DN vì lợi nhuận và Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) không vì lợi nhuận, do đó các DNXH chỉ mới phát triển ở mức độ đơn lẻ, quy mô hạn chế. Từ năm 2010, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, dòng vốn tài trợ có xu hướng giảm, không ít Tổ chức phi chính phủ (NGO) đã chuyển đổi thành DNXH để tìm hướng đi mới cho mình. Cũng từ đây, các khái niệm về DNXH đã được một số tổ chức, như Hội đồng Anh, Tổ chức hỗ trợ 582 Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 sáng kiến vì cộng đồng (CSIP), giới thiệu và tuyên truyền rộng rãi ở Việt Nam. Hàng chục DNXH mới đã được CSIP “ươm tạo” thông qua quy trình tuyển chọn, công nhận và hỗ trợ của trung tâm. Hiện nay, theo ước tính số lượng các tổ chức có tiềm năng để trở thành DNXH ở Việt Nam đã lên tới 165.000 tổ chức các loại (Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 2015)(2). Đó là chưa kể đến các cơ sở ngoài công lập phi lợi nhuận, các DNNN cung cấp dịch vụ công ích, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) công lập được Nhà nước khuyến khích chuyển đổi hoạt động sang mô hình DN để nâng cao hiệu quả, đều có thể áp dụng mô hình DNXH. Qua tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển loại hình DNXH cho thấy, Chính phủ Anh đặt DNXH trong một chiến lược tổng thể thúc đẩy sự phát triển và tham gia của khu vực Thứ ba, bao gồm cả các Tổ chức NGO, thiện nguyện, cộng đồng và nhóm tình nguyện. Về thể chế, Chính phủ Anh thành lập bộ phận chuyên trách về DNXH (SEnU) thuộc Văn phòng khu vực Thứ ba, đặt dưới Văn phòng Nội các. Ở Mỹ, Chính phủ liên bang lại thành lập Văn phòng Sáng kiến XH và sự tham gia của công dân hoạt động như một Tổ chức phi lợi nhuận (NPO), và cũng tạo lập một loại hình DN mới - Công ty lợi nhuận thấp (L3C) cho các DNXH. Ở châu Á, Chính phủ Hàn Quốc ban hành Luật Phát triển DNXH từ năm 2007 và thiết lập Ủy ban hỗ trợ DNXH trực thuộc Bộ Lao động để điều phối các chương trình khuyến khích, hỗ trợ DNXH. Mối quan tâm lớn nhất của Hàn Quốc đối với DNXH là hiệu quả tạo việc làm đặc biệt trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Chính phủ Thái Lan cũng thành lập Ủy ban khuyến khích DNXH thuộc Văn phòng Thủ tướng từ năm 2009, Văn phòng Thái về D ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: