Danh mục tài liệu

Năng lực sáng tạo

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 187.40 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong các năng lực của con người, năng lực tư duy đóng vai trò số một. Bởi vì tư duy tốt ( tư duy có phê phán) hay tư duy không tốt sẽ có ảnh hưởng quyết định đến đời sống của con người về vật chất và tinh thần, về quan hệ với cộng đồng, đến sự giàu có, hạnh phúc của một gia đình, đến hưng thịnh, hùng cường của một quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực sáng tạo Năng lực sáng tạo? 1. Năng lực tư duy. Trong các năng lực của con người, năng lực tư duy đóng vai trò số một. Bởi vì tư duy tốt ( tư duy có phê phán) hay tư duy không tốt sẽ có ảnh hưởng quyết định đến đời sống của con người về vật chất và tinh thần, về quan hệ với cộng đồng, đến sự giàu có, hạnh phúc của một gia đình, đến hưng thịnh, hùng cường của một quốc gia. Năng lực tư duy cũng là tiêu chuẩn để đánh giá người lao động trong thế kỷ của trí tuệ này. Tư duy có phê phán không những chỉ giúp học tốt ở trường học mà còn giúp trở thành người công dân tốt trong việc ra những quyết định thông minh, có ý thức, suy nghĩ sâu sắc, để tìm ra những giải pháp sáng tạo, thích hợp, tối ưu; trở thành những con người tích cực, tiến bộ, văn minh, tỉnh táo tìm ra được những giải pháp sáng tạo trong đấu tranh, lao động vì sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Vậy tư duy là gì? Tư duy là một hiện tượng tâm lý, là hoạt động nhận thức bậc cao ở con người. Cơ sở sinh lý của tư duy là sự hoạt động của vỏ đại não. Hoạt động tư duy đồng nghĩa với hoạt động trí tuệ. Mục tiêu của tư duy là tìm ra các triết lý, lý luận, phương pháp luận, phương pháp, giải pháp trong các tình huống hoạt động của con người. Quy luật hình thành, phát triển của tư duy sáng tạo? Khi hoàn cảnh có vấn đề thì TDST mới phát triển.  TDST hình thành và phát triển trên cơ sở thực tiễn, rồi trở lại làm  phong phú thực tiễn. TDST phát triển từ tư duy độc lập và tư duy phê phán.  Chủ thể của TDST cần được cung cấp đầy đủ tư liệu, đó là tri thức,  thông tin, kinh nghiệm và các phương pháp, các sự kiện trong tự nhiên, xã hội. Bộ não cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và được  hoạt động trong môi trường thuận lợi. TDST hình thành và phát triển dần dần theo quy luật từ thấp đến  nhảy vọt, kiểu mưa lâu thấm dần, hạt cát bé tích tụ lâu ngày thành bãi phù sa to lớn. Phân loại tư duy? Phân loại theo tư duy cơ bản, phổ biến. Ta thường gặp chung trong học tập cũng như trong đời sống: - Tư duy lôgic hình thức ( gọi tắt là tư duy lôgic ):Tư duy lôgic dựa trên luật bài trung và tam đoạn luận. - Tư duy biện chứng: Trong triết học duy vật biện chứng, người ta xem xét từng cặp phạm trù vừa đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau vừa cùng tồn tại trong một tình huống nào đó. Các cặp phạm trù thường gặp: 1. Nội dung và hình thức; 2. Bản chất và hiện tượng; 3. Vận động và đứng yên; 4. Chủ quan va khách quan; 5. Ngẫu nhiên và tất yếu; 6. Suy diễn và quy nạp; 7. Phân tích và tổng hợp; 8. Cụ thể và trừu tượng; 9. Thuận lợi và khó khăn; 10. Trước mắt và lâu dài; 11. Thời cơ và thách thức… Dùng tư duy lôgic hình thức để nghiên cứu các đối tượng trong trạng thái yên tĩnh. Dùng tư duy biện chứng để nghiên cứu các đối tượng ở trạng thái vận động. Vận động là thường xuyên, còn yên tĩnh là tạm thời nên tư duy biện chứng đóng vai trò to lớn trong quá trình suy nghĩ của con người. - Tư duy hình tượng: Con người trng sự va chạm với thực tiễn còn có một cách để thâm nhập vào thế giới quanh ta và trong ta rồi tác động vào thế giới đó, đó là những sản phẩm sáng tạo ra bằng hư cấu, bằng tưởng tượng theo những quan điểm thẩm mỹ nhất định, giúp người ta hình dung ra được các sự vật, sự kiện với những khả năng vốn có của chúng… Nếu xét về mức độ độc lập có thể chia tư duy thành bốn bậc: Tư duy lệ thuộc: để chỉ tư duy của những người suy nghĩ dựa dẫm  vào tư duy của người khác, không có chính kiến riêng về một lĩnh vực nào đó. Tư duy độc lập: để chỉ tư duy của những người có chính kiến riêng  trong một lĩnh vực nào đó, dù cho chính kiến đó có khác, thậm chí đối lập với chính kiến của những người có quyền lực lớn, uy tín cao. Tư duy phê phán: Người có tư duy độc lập trước một sự việc, quan  sát, phân tích, tổng hợp để có phán xét sự việc đó tốt hay xấu, tốt xấu ở chỗ nào. Như vậy, người đó có tư duy phê phán. Tư duy sáng tạo: Sau khi đã phê phán sự việc, người tư duy suy  nghĩ tiếp, đề ra những giải pháp mới nhằm khác phục những thiếu sót và phát huy ưu điểm, đó là nội dung của tư duy sáng tạo. Nếu xét đặc điểm của đối tương để tư duy, người ta có thể chia làm hai loại: Tư duy trừu tượng.  Tư duy cụ thể.  2.Năng lực quan sát và sáng tạo. Thế nào là quan sát? Quan sát là hình thức phát triển cao độ tri giác có chủ định, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong hoạt động thực tiễn, sáng tạo của loài người. Nhà bác học Đácuyn đã từng nói: “ Tôi chẳng có khả năng kiệt suất, cũng không có trí tuệ hơn người. Chỉ trong rậm rạp những sự vật, về năng lực quan sát tinh vi của tôi đã vượt lên trên số đông người khác”. D.Mendeleep nhà bác học người Nga cũ ...