Danh mục tài liệu

NĂNG LỰC VÀ BẰNG CẤP

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 307.63 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mới đây, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã dành thời gian trả lời trực tuyếnnhững vấn đề giáo dục nước nhà nhân khai giảng năm học mới. Theo thống kê, có đến 2.500 câu hỏi được gửiđến Bộ trưởng và ông chỉ có thể trả lời 30 câu hỏi "đinh" trong số hàng ngàn câu hỏi kia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NĂNG LỰC VÀ BẰNG CẤP NĂNG LỰC VÀ BẰNG CẤP 04/09/2009Mới đây, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã dành thời gian trả lời trực tuyếnnhững vấn đề giáo dục nước nhà nhân khai giảng năm học mới. Theo thống kê, có đến 2.500 câu hỏi được gửiđến Bộ trưởng và ông chỉ có thể trả lời 30 câu hỏi đinh trong số hàng ngàn câu hỏi kia.Phần lớn các câu hỏi đều xoay quanh chủ đề về chất lượng giáo dục kể từ khi Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhânnhậm chức đến nay cùng với hàng loạt những thay đổi trong quản lý, điều hành hệ thống giáo dục.Có lẽ điều mà nhiều người chú ý qua 30 câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân là lời khuyến dụ này:“Các em học sinh cần hiểu rằng năng lực thực sự bước vào đời mới là vốn quý nhất”. Câu này được một vài tờbáo “diễn nôm” ra là “Năng lực thực sự còn hơn cả bằng cấp”.Thực ra, câu này không mới nhưng chưa bao giờ cũ cả. Bất cứ một nhà lãnh đạo hay một nhà quản lý nào khiđứng trước đám đông cũng đều đề cập đến chuyện năng lực của thuộc cấp mới là chính yếu, còn bằng cấp chỉđể “tham khảo” mà thôi. Tuy nhiên, giữa “quan niệm” và thực tế dùng người là cả một khoảng cách lớn.Nếu chỉ quan tâm đến năng lực thực sự thì sẽ không có chuyện “chạy bằng” một cách ồ ạt như hiện nay. Bất cứmột nhà tuyển dụng nào thuộc hệ thống nhà nước cũng đều “sơ tuyển” trên hồ sơ trước khi phỏng vấn trực tiếpngười dự tuyển. Có thể con người cụ thể ấy, vì một lý do nào đó hoặc chưa được đào tạo bài bản, song bằngcon đường tự học, họ đã trở thành những tài năng thực sự, tuy nhiên, ngay từ vò ng sơ tuyển, họ đã bị loại rồi.Vì vậy, cái “vốn quý nhất” - tức “năng lực thực sự” - của người ấy đã không có cơ may để phát triển. Vậy thì,ai sẽ là người phát hiện và thẩm định “năng lực thực sự” kia?Một tiến sĩ tham gia dạy lớp báo chí chưa hẳn đã hay hơn một nhà báo giỏi có kinh nghiệm lâu năm trong nghề,thế nhưng, khi trả tiền “đứng lớp”, bao giờ ông tiến sĩ cũng được trả nhiều hơn gấp đôi ông nhà báo. Nghịch lýnày buộc con người ta phải “chạy” cho bằng được cái tiến sĩ để được “nhận tiền nhiều h ơn”. Trong trường hợpnày, năng lực thực sự bị đẩy xuống phần phụ, còn bằng cấp ngoi lên đóng vai trò chính. Chúng ta không tráchcứ gì những người phấn đấu để có bằng cấp hoặc học hàm, học vị, song tất cả những thứ đó sẽ là phù du nếunhư người sở hữu nó chỉ để “giải quyết khâu oai” với đồng nghiệp hoặc kiếm thêm mấy đồng thù lao mỗi khilên lớp!Có thể nói rằng vấn đề bằng cấp và năng lực thực sự hiện đang có một độ vênh rất lớn. Bằng thật nhưng nănglực giả, bi kịch đó đang trĩu vai toàn xã hội chứ không riêng ông Bộ trưởng. Người dân đang cần một sự đổithay thực sự ở tầm vĩ mô, sửa cả “lỗi hệ thống” mới mong thoát khỏi mớ bùng nhùng hiện nay chứ không chỉdừng lại ở những lời tuyên bố hay khu yến dụ một cách êm tai dễ nghe. Trà Sơn Chủ Nhật, 06/09/2009 Sự lầm lẫn về mục tiêu của giáo dục Mục tiêu của giáo dục không phải hướng đến việc ban phát bằng cấp cho người học. Mục tiêu của giáo dục làcung cấp tri thức, các kỹ năng hành xử và tư duy cũng như những phương cách nhằm phát triển năng lực riêngcó của mỗi cá nhân. Từ đó, họ có thể trở thành một công dân có ích.Vì vậy trong nghiên cứu xã hội học giáo dục, người ta đánh giá thành quả của giáo dục không chỉ qua bằng cấphay số năm theo học tại trường mà còn là đánh giá “năng lực giáo dục” của mỗi người. Nghĩa là người ta xemcon người có làm được những điều tương xứng với số năm đi học hay bằng cấp mà họ đã đạt được hay không.Sự lầm lẫn về mục tiêu của giáo dục đã tạo ra khuynh hướng chạy đua theo bằng cấp hết sức tai hại mà hiệnchúng ta đang phải chứng kiến với những biến thể rất đau lòng.Bên cạnh đó, giáo dục nước ta có một nghịch lý là hễ cứ đậu đầu vào thì chắc chắn phải có đầu ra. Vì vậynhững cuộc thi đầu vào luôn rất chặt chẽ trong khi thi đầu ra lại nhẹ nhàng. Điều này dẫn đến suy nghĩ ai khôngtốt nghiệp đại học được, không qua được các kỳ thi đầu ra là điều gì đó rất bất thường. Vì cho đó là bất thườngnên nhiều người học khó chấp nhận hay không thể chấp nhận việc không qua được các kỳ thi đầu ra và nghĩchắc mình bị trù dập hay ghét bỏ mới như thế. Từ đó dẫn đến những cách hành xử cực đoan. Năng Lực & Bằng Cấp ~ Trang-1Ở nước ta hầu như không có trường đại học nào thành lập phòng tái định hướng cho người học.Ở các trường đại học tại những nước phát triển luôn có loại phòng tái định hướng này giúp người học chọnđúng con đường đi phù hợp với năng lực của mình. Hằng năm, bộ phận có chức năng sẽ liệt kê những sinh viên(kể cả bậc cao học) có kết quả học tập quá kém, giới thiệu họ sang phòng tái định hướng. Phòng này sẽ phântích cho người học thấy rõ khả năng của mình (không đủ phẩm chất để học đại học hoặc cao học chẳng hạn), vàgiới thiệu những khả năng khác phù hợp với năng lực của họ.Theo tôi, sự thiếu vắng công tác này trong hệ thống giáo dục của chúng ta khiến những sinh viên kém năng lựcphải tự xoay xở, quay cuồng trong bất lực. Mà sinh viên năng lực học kém thì nhận thức cũng kém nên chuyệnhọ thực hiện những hành vi lệch chuẩn là điều rất có khả năng xảy ra. LÊ MINH TIẾN (giảng viên xã hộihọc) KHÔNG ÍT NGƢỜI CỐ NGỤY TẠO CHUẨN MỰC Tiến sĩ Nguyễn Đức NghĩaTrao đổi với chúng tôi, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, phó giám đốc ĐHQG TP.HCM cho rằng: Trong xã hội VNhiện nay “cái cung” và “cái cầu” đang chênh lệch quá lớn từ kinh tế, văn hóa, giáo dục... cho đến cuộc sống,không ít người đang cố ngụy tạo ra những chuẩn mực và dùng nó để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống.Họ tự tô vẽ cho mình một ấn tượng hào nhoáng rằng họ đã đạt được một chuẩn mực nào đó mà thật ranăng lực của họ không với tới. Và bằng cấp là thứ tô vẽ cho họ một các ...