Danh mục tài liệu

Năng lượng gió của Việt Nam, tiềm năng và triển vọng_1

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 224.04 KB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo bài viết năng lượng gió của việt nam, tiềm năng và triển vọng_1, tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lượng gió của Việt Nam, tiềm năng và triển vọng_1 Năng lượng gió của Việt Nam, tiềm năng và triển vọngNăng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người vàlà một yếu tố đầu vào không thể thiếu được của hoạt động kinh tế.Khi mức sống của người dân càng cao, trình độ sản xuất của nềnkinh tế ngày càng hiện đại thì nhu cầu về năng lượng cũng ngày cànglớn, và việc thỏa mãn nhu cầu này thực sự là một thách thức đối vớihầu hết mọi quốc gia. Ở Việt Nam, sự khởi sắc của nền kinh tế từ sauĐổi Mới làm nhu cầu về điện gia tăng đột biến trong khi năng lựccung ứng chưa phát triển kịp thời. Nếu tiếp tục đà này, nguy cơ thiếuđiện vẫn sẽ còn là nỗi lo thường trực của ngành điện lực Việt Namcũng như của các doanh nghiệp và người dân cả nước.Bài viết này được bố cục như sau. Trong phần đầu tiên, chúng tôi sẽphân tích một cách ngắn gọn tình hình cung - cầu điện năng ở ViệtNam. Sau đó, bài viết bàn đến một số lựa chọn của Việt Nam trongviệc giải quyết bài toán thiếu hụt điện năng. Về dài hạn, chúng tôicho rằng bên cạnh việc khai thác các nguồn năng lượng truyềnthống, chúng ta phải chuyển dần sang các dạng năng lượng mới, đặcbiệt chú trọng tới các nguồn năng lượng có khả năng tái tạo và thânthiện với môi trường. Trong phần cuối cùng của bài viết, chúng tôixem xét tiềm năng và tính khả thi của một nguồn năng lượng tái tạosạch – đó là năng lượng gió – như là một gợi ý trong chiến lược đadạng hóa nguồn năng lượng. Chúng tôi hết sức thận trọng khi đưa ranhững nhận định về các lựa chọn chiến lược nhằm đảm bảo cungứng điện năng phục vụ nhu cầu phát triển cũng như để đảm bảo anninh năng lượng của đất nước. Chúng tôi hy vọng sẽ có dịp quay lạichủ đề rất quan trọng này trong một bài viết khác, sau khi có điềukiện tiến hành những nghiên cứu sâu sắc và đầy đủ hơn đối với bàitoán an ninh năng lượng từ góc độ kinh tế học năng lượng.Tình hình cung - cầu điện năng ở Việt NamTốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng điện ở Việt Nam trong20 năm trở lại đây đạt mức rất cao, khoảng 12-13%/năm - tức là gầngấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. Chiến lược côngnghiệp hóa và duy trì tốc độ tăng trưởng cao để thực hiện „dân giàu,nước mạnh“ và tránh nguy cơ tụt hậu sẽ còn tiếp tục đặt lên vaingành điện nhiều trọng trách và thách thức to lớn trong những thậpniên tới. Để hoàn thành được những trọng trách này, ngành điệnphải có khả năng dự báo nhu cầu về điện năng của nền kinh tế, trêncơ sở đó hoạch định và phát triển năng lực cung ứng của mình.Việc ước lượng nhu cầu về điện không hề đơn giản, bởi vì nhu cầu vềđiện là nhu cầu dẫn xuất. Chẳng hạn như nhu cầu về điện sinh hoạttăng cao trong mùa hè là do các hộ gia đình có nhu cầu điều hòakhông khí, đá và nước mát. Tương tự như vậy, các công ty sản xuấtcần điện là do điện có thể được kết hợp với các yếu tố đầu vào khác(như lao động, nguyên vật liệu v.v.) để sản xuất ra các sản phẩm cuốicùng. Nói cách khác, chúng ta không thể ước lượng nhu cầu về điệnmột cách trực tiếp mà phải thực hiện một cách gián tiếp thông quaviệc ước lượng nhu cầu của các sản phẩm cuối cùng. Nhu cầu này,đến lượt nó, lại phụ thuộc vào nhiều biến số kinh tế và xã hội khác.Bảng dưới đây cung cấp dữ liệu lịch sử của một số biến số ảnhhưởng tới nhu cầu về điện ở Việt Nam trong những năm qua.Một cách khác để nhìn vào khía cạnh cầu về điện năng là phân táchtổng cầu về điện theo các ngành kinh tế (Hình 1). Ta thấy số liệu ởBảng 1 và Hình 1 tương thích với nhau. Nhu cầu về điện năng trongcông nghiệp và sinh hoạt/ hành chính chiếm tỷ trọng chủ yếu trongtổng nhu cầu. Năm 2005, điện phục vụ tiêu dùng và công nghiệpchiếm tỷ trọng rất lớn, lần lượt là 43,81% và 45,91%, trong khi 11%còn lại dành cho nông nghiệp và các nhu cầu khác. Nhu cầu điện củakhu vực công nghiệp tăng cao là hệ quả trực tiếp của chủ trươngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, mà một biểu hiện của nólà tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN trung bình trong hơn 10 năm quađạt mức khá cao là 10,5%. Còn ở khu vực tiêu dùng, cùng với mứctăng dân số, tốc độ đô thị hóa khá cao, và gia tăng thu nhập củangười dân, nhu cầu về điện tiêu dùng cũng tăng với tốc độ rất cao.Kết quả là nhu cầu về điện của toàn nền kinh tế tăng trung bình gần13%/năm, và tốc độ tăng của mấy năm trở lại đây thậm chí còn caohơn mức trung bình. Theo dự báo, tốc độ tăng chóng mặt này sẽ còntiếp tục được duy trì trong nhiều năm tới. Đây thực sự là một tháchthức to lớn, buộc ngành điện phải phát triển vượt bậc để có thể đápứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.Bây giờ hãy thử kết hợp những dự báo về nhu cầu điện năng của nềnkinh tế với năng lực cung ứng của ngành điện. Nếu tốc độ phát triểnnhu cầu về điện tiếp tục duy trì ở mức rất cao 14-15%/năm nhưmấy năm trở lại đây thì đến năm 2010 cầu về điện sẽ đạt mức90.000 GWh, gấp đôi mức cầu của năm 2005. Theo dự báo của TổngCông ty Điện lực Việt Nam, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bìnhtiếp tục được ...