Danh mục tài liệu

Nếu tôi là bộ trưởng Bộ giáo dục

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 238.54 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên gặp Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Hữu Tuệ trong lễ “Vinh danh Việt Nam” do báo điện tử Vietnamnet tổ chức hồi tháng 4 năm 2007. Lần nhận giải ấy, ông vừa gượng dậy sau một trận ốm “thập tử nhất sinh” nên phải vịn vào hai cánh tay sinh viên mới có thể bước lên sân khấu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nếu tôi là bộ trưởng Bộ giáo dục Nếu tôi là Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo P/v GS Huỳnh Hữu TuệTôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên gặp Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Hữu Tuệ trong lễ“Vinh danh Việt Nam” do báo điện tử Vietnamnet tổ chức hồi tháng 4 năm2007. Lần nhận giải ấy, ông vừa gượng dậy sau một trận ốm “thập tử nhấtsinh” nên phải vịn vào hai cánh tay sinh viên mới có thể bước lên sân khấu.Trong vài chục giây ngắn ngủi, vị giáo sư bằng chất giọng Huế đậm đặc phátbiểu trước hàng triệu khán giả đang xem truyền hình trực tiếp: “Chất xámcủa Việt Nam đang bị phung phí một cách không tưởng tượng nổi. Nhiềusinh viên của chúng ta lười học, tư duy thụ động…”.GS Huỳnh Hữu Tuệ là trí thức Việt kiều đầu tiên được phong chức chủnhiệm bộ môn tại một trường đại học ở Việt Nam. Trước đây, lương của GSTuệ ở Canada là 10.000 USD/ tháng, giờ chỉ còn bằng mức lương một giảngviên đại học của Việt Nam, cộng với 180.000 đồng/ngày để trả tiền cho cănphòng khoảng 20 mét vuông trên tầng ba khách sạn Cầu Giấy và 100.000đồng tiền ăn mỗi ngày. Ngay sau khi đất nước giải phóng, ông là một trongnhững thế hệ Việt kiều đầu tiên trở về tái thiết một sự nghiệp mới. Mỗi dịpđược trò chuyện cùng cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên Phó Thủtướng Vũ Khoan, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, vị giáo sư già lại tậndụng tối đa cơ hội được “nói thẳng, nói thật” về các vấn đề trọng đại của đấtnước.Bất kể một cuộc họp bàn, giao lưu với các trưởng khoa, ban giám hiệu cáctrường đại học, ông không ngần ngại phê phán những yếu kém, bất cập củagiáo dục Việt Nam. Chỉ một lẽ đơn giản, với ông, trách nhiệm của một tríthức là phải biết “MỞ MỒM” nói lên sự thật dù là với ai và ở bất kỳ đâu.Câu nói của ông chợt khiến tôi liên tưởng đến nhận xét của nhà văn NguyênNgọc khi viết về Giáo sư Nguyễn Khắc Viện. “Nhiệm vụ của kẻ sĩ, thời nàocũng vậy, là gây dư luận.” Gây, khuấy động dư luận, không để cho dư luậnđược yên trí, bằng lòng với tấy cả những gì đã tưởng là đương nhiên. Giữcho trí óc và lương tâm của xã hội luôn luôn tỉnh thức là vai trò canh gácthường trực của trí thức. Vai trò này tôi đã cảm nhận sâu sắc ở con người,khí tiết, lời nói và hành động của Giáo sư Huỳnh Hữu Tuệ.Phóng viên (PV): Những năm tháng chiến tranh ông ở đâu?GS Huỳnh Hữu Tuệ (HHT): Tôi ở Canada. Tôi rời đất nước từ những năm1960, khi đạt học bổng du học tại Canada và New Zealand. Nhưng tôi đãchọn Đại học Laval - Canada làm nơi dừng chân. Sau thời gian học đại học,tôi được giữ lại trường làm nghiên cứu sinh đồng thời là giảng viên. Nhữngnăm tháng đó tôi làm Phó Chủ tịch Hội người Việt ở Canada và thườngxuyên xuống đường tham gia phong trào phản chiến, ủng hộ hòa bình choViệt NamPV: Vậy cảm giác của sự ly biệt cũng khác với những người ra đi năm1975?HHT: Khác hơn nhiều. Bởi lẽ gắn bó của tôi với Việt Nam là gắn bó của mộtcông dân với đất nước có chiến tranh và phải làm cách nào để giải quyếtchuyện này.PV: Những người ra đi năm 1975 mang trong lòng đau đớn, hận thù và nghĩrằng họ như đang bị đẩy đi, bị cướp mất. Còn những người ra đi trước nhưông lại mang trong lòng nỗi buồn chiến tranh, nỗi đau của một người conmất nước…Cho nên những người như ông sẽ trở về Tổ quốc dễ dàng hơn vàxúc động hơn so với những người ra đi sau 30/04/1975?HHT: Sau giải phóng, lập tức tôi đã trở về.PV: Như vậy là đã lâu rồi. Và cảm giác của cuộc trở về lúc đó thế nào? Ôngcó cảm giác lo sợ nào đó không ?HHT: Không hề sợ hãi mà ngược lại hãnh diện. Nhưng hơi thất vọng. Vẫncó người phê bình: “Anh chưa thấm được mối thù giai cấp”. Nhưng theo tôicuộc chiến tranh đó không chỉ đơn thuần là mối thù giai cấp. Đó là cuộcchiến giữa hai đối thủ giữa một bên là quân xâm lược và một bên là dân tộcbị xâm lược. Động cơ giải phóng dân tộc còn lớn hơn tất thảy.PV: Bây giờ chúng ta có thể nói rằng: Hồi đó, ngay sau năm 1975, có mộtsố Tiến sĩ khoa học người Việt sống ở nước ngoài trở về theo lời kêu gọi củađất nước. Nhưng có một điều gì đó làm cho những người trí thức hồ hởi vềgiúp quê hương nhưng đã lại ra đi….HHT: Đúng như vậy nhưng sự thật có tính khách quan của nó. Công lao củaĐảng 20 năm qua là cởi trói. Nhưng làm sao phải đẩy mạnh tốc độ phát triểnhơn nữa.PV: Ông là một trong rất ít trí thức Việt Nam sống ở nước người đã trở về tổquốc rất sớm ngay sau khi đất nước thống nhất. Tôi muốn biết ý muốn khitrở về của ông là gì?HHT: Vai trò của tôi là cầu nối chặt chẽ giữa trí thức bên ngoài và trí thứcbên trong. Tôi muốn xóa đi những mặc cảm và cả những lo sợ của không íttrí thức Việt Nam sống ở nước ngoài về chính quyền trong nước.PV: Ông có thể hé lộ gì về gia đình mình? Bởi việc trở về Tổ quốc của ôngtrong một thời điểm khó khăn và có nhiều đe dọa. Chính thế mà gia đìnhchắc chắn có ảnh hưởng rất lớn đền việc trở về của ông?HHT: Vợ tôi là người gốc Canada, thành viên Đảng Cộng sản Canada và đãtham gia chống Mỹ cứu nước. Bà ấy cũng thường xuyên về Việt Nam vàđóng góp cho cô ...