Danh mục tài liệu

Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.18 MB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong mọi thời kỳ, những nhà lý luận nghệ thuật, những nhà văn, các nhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ đều ca ngợi nghệ thuật Hy Lạp cổ đại chính là thời kỳ hoàng kim của các thể loại hội họa. Ngay cả các nhà văn cổ đại như Pliny the Elder (23-79) cũng mô tả hội họa Hy Lạp là thời kỳ hoàng kim của lịch sử hội họa. Những nhà văn như ông đã ghi lại tên của các danh họa nổi tiếng như Apelles (thế kỉ 4TCN), Parrhasius (thế kỉ 5TCN) và Polygnotus (giữa thế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại Nghệ thuật Hy Lạp cổ đạiTrong mọi thời kỳ, những nhà lý luận nghệ thuật, những nhà văn, cácnhà nghiên cứu lịch sử và khảo cổ đều ca ngợi nghệ thuật Hy Lạp cổ đạichính là thời kỳ hoàng kim của các thể loại hội họa. Bích họa đấu bò trong cung điện Knossos - Đảo Crete (năm 1550 TCN) Ngay cả các nhà văn cổ đại như Pliny the Elder (23-79) cũng mô tả hội họa Hy Lạp là thời kỳ hoàng kim của lịch sử hội họa. Những nhà văn như ông đã ghi lại tên của các danh họa nổi tiếng như Apelles (thế kỉ 4TCN), Parrhasius (thế kỉ 5TCN) và Polygnotus (giữa thế kỉ 5TCN). Apelles là họa sĩ riêng của Alexandre đại đế - nổi tiếng với phối cảnh và các mảng đậm nhạt. Parrhasius thì nổi tiếng với những bức họa miêu tả trận đánh của các centaur (quái vật thân người mình ngựa - nhân mã) trên chiếc khiên của tượng thần Athena (tác phẩm của nhà điêu khắc Phidias). Polygnotus (làm việc chủ yếu tại Delphi và Athens) có một khả năng đặc biệt thể hiện trạng thái tâm lý của nhân vật qua các biểu hiện trên khuôn mặt trong các tác phẩm chân dung. Người đánh cá - năm 1550 TCNTuy nhiên, tất cả những tác phẩm hội họa, điêu khắc đó không còn tồn tạicho đến ngày nay. Tất cả những gì còn sót lại là một vài tác phẩm hiếm hoicủa hội họa Hy Lạp cổ đại và những tác phẩm đó cũng không tiêu biểu chothời kỳ các họa sĩ nổi tiếng trên sinh sống và sáng tác. Những ví dụ hiếm hoicòn tồn tại là những bức bích họa trong cung điện của Knossos trên đảoCrete (thế kỉ 16 - 13 TCN) cho đến những bức họa trong lăng mộ Diver tạiPaestum - Italia (480 - 470 TCN) Võ sĩ đấm bốc - năm 1550 TCNQua những di chỉ như bích họa ở lăng mộ Etruscan, hội họa Rome cổ đại vàtrên những bức khảm lâu đời - Thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật Hy Lạp cổđại được tái hiện nhưng không rõ rệt. Những họa tiết, tranh trên những chiếcbình có thể liên hệ tới những tác phẩm bích họa hay những mảng trạm trổ.Số lượng lớn các loại bình gốm còn tồn tại cho đến nay có thể cho chúng tađoán được những tầng phát triển của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Trước thế kỷ9 TCN, loại hình hình học phát triển nhiều trên những bức họa trên bình.Trong suốt thế kỷ 9TCN, về cơ bản các bức họa trên bình đều mang tínhtrừu tượng bộc lộ cảm giác về tính nghiêm ngặt và đều đặn ở các vị trí, cáchọa tiết.Bình gốm Dipylon (năm 750 TCN)Vào đầu thế kỷ 8 TCN, những bức chân dung bắt đầu xuất hiện, ban đầu ởdạng tối giản theo quy luật hình học. Có rất nhiều ví dụ về những bức chândung loại này trên những chiếc bình được khai quật tại nghĩa địa Athenian(Dipylon). Những họa tiết trang trí trên những chiếc bình lớn này được làmđể sử dụng trong lăng mộ. Chúng được sáng tạo ra để ca ngợi cuộc sống saucái chết sự mô tả về các cuộc chiến hay các nghi lễ trong đám tang Bình gốm của Exekias - Cuộc khởi hành của Dioskouroi (năm 550 - 525 TCN)Qua thời gian, chân dung con người và động vật trở thành những chi tiếtquan trọng nhất trong việc trang trí các loại bình cùng với mô-típ thực vậtcủa phương Đông. Tới thế kỷ 7TCN, những bức họa màu đen vẽ trên bìnhđược phát triển. Những chiếc bình này kể về những huyền thoại, những vịnam thần, nữ thần, các anh hùng... Hầu hết chúng là những tác phẩm hội họachân dung màu đen có khắc bóng trên nền đất sét màu vàng đỏ. Một ví dụminh họa quan trọng cho kỹ thuật này là chiếc vò hai quai của họa sĩ vùngAmasis với hình ảnh của thần rượu nho Dionysus và Maenad hay kylix (loạibát có hai quai dọc) mô tả Dionysus đang chèo thuyền - tác phẩm củaExekias (550-520TCN).Bình gốm của Exekias - Thần rượu nho Dionysus trên thuyền với rượu vang (năm 530 TCN) Bình gốm Exekias - Asin chơi xúc xắc với Ajax (năm 540 - 530 TCN)Chiếc bình đầu tiên vẽ chân dung màu đỏ có niên đại ở nửa cuối thế kỷ 6TCN. Bức họa trên chiếc bình màu đỏ với đường viền đen bên ngoài đứngđối lập với nền đen. Những họa sĩ chuyên vẽ trang trí bình sử dụng kỹ thuậtở những trường hội họa để truyền ý tưởng lên các tác phẩm trong gần 1 thếkỷ. Họ không những đạt được kỹ thuật cao trong vẽ phối cảnh mà họ còn thểhiện được chiều sâu của không gian và những biểu hiện tâm lý trong các sựvật, hiện tượng. Ví dụ tiêu biểu cho điều này là chiếc bình pha rượu calyxkrater (chiếc bình lớn để pha rượu vang và nước trước khi dùng) mô tả cảnhdũng sĩ Héc-quyn đấu vật với Antaeus (con trai của nữ thần Gaia) có niênđại khoảng 520-500TCN Bình pha rượu gốm Euphronis - Dũng sĩ Héc-quyn đấu vật với Antaeus (năm 510 TCN) Thần Apolon đội vòng hoa (480 - 470 TCN)Thật trớ trêu, trong thời kỳ đỉnh cao của nền nghệ thuật Hy Lạp cổ đại (theonhững nguồn văn học) khi Apelles, Zeuxis và Parrhasius có những côngtrình vĩ đại - Nghệ thuật vẽ trang trí trên bình ở Athens đi vào thời kỳ suytàn. Trái ngược lại, nghệ thuật vẽ bình bắt đầu nở hoa tại nam Italia sau đó làmột phần của Magna Graecia.Bình gốm - Thần Păng và Maenads (thế kỉ 4 TCN)Bích họa trong lăng mộ Leopards - Những người tham dự hội (năm 470 TCN)Bích họa trong lăng mộ Triclinium - Người thổi kèn (năm 480 - 470 TCN) ...