Nghiên cứu ảnh hưởng của Mgso4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lạc vụ xuân tại Hà Tĩnh
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 434.16 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Thí nghiệm nghiên cứu của chúng tôi được bố trí theo phương pháp ô lớn - ô nhỏ với 3 lần nhắc lại, tiến hành trên 3 giống lạc (L14, L29 và TK10) và 4 liều lượng phân MgSO4 (K0 = 0, K1 = 30, K2 = 60 và K3 = 90 kg MgSO4/ha) trong vụ Xuân 2018 trên nền đất cát trồng lạc xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhằm xác định vai trò và liều lượng bón MgSO4 phù hợp cho cây lạc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của Mgso4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lạc vụ xuân tại Hà Tĩnh TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(3) - 2018 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MgSO4 ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG LẠC VỤ XUÂN TẠI HÀ TĨNH Nguyễn Đình Thi1, Phan Văn Huân2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 2 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh 1 Liên hệ email: nguyendinhthi@huaf.edu.vn TÓM TẮT Thí nghiệm nghiên cứu của chúng tôi được bố trí theo phương pháp ô lớn - ô nhỏ với 3 lần nhắc lại, tiến hành trên 3 giống lạc (L14, L29 và TK10) và 4 liều lượng phân MgSO4 (K0 = 0, K1 = 30, K2 = 60 và K3 = 90 kg MgSO4/ha) trong vụ Xuân 2018 trên nền đất cát trồng lạc xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhằm xác định vai trò và liều lượng bón MgSO4 phù hợp cho cây lạc. Kết quả mới của nghiên cứu này là: 1) Bón MgSO4 đã có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển thân lá, số cành và chiều dài cành, tích lũy chất khô, số lượng và khối lượng nốt sần, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cả 3 giống lạc thí nghiệm L14, L29 và TK10. 2) Trong điều kiện sản xuất lạc vụ Xuân tại Hà Tĩnh, bón MgSO4 với liều lượng 60 kg/ha và 90 kg/ha đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giống L14 đạt năng suất 3,589 – 4,220 tấn/ha, chỉ số VCR đạt 41,4 – 58,4. Giống L29 đạt năng suất 3,636 – 3,940 tấn/ha, chỉ số VCR đạt 41,2 – 41,5. Giống TK10 đạt năng suất 3,432 – 4,055 tấn/ha, chỉ số VCR đạt 45,5 – 58,0. Từ khóa: lạc, MgSO4, năng suất, tỉnh Hà Tĩnh, vụ Xuân Nhận bài: 10/08/2018 Hoàn thành phản biện: 17/09/2018 Chấp nhận bài: 30/09/2018 1. MỞ ĐẦU Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm chính của lạc là hạt với hàm lượng dầu 40 - 57%, protein 20 - 37,5%, glucid khoảng 15,5%, ngoài ra hạt lạc còn chứa nhiều khoáng chất, axít amin không thay thế và các vitamin như B1, B2, B6, PP, E. Do vậy hạt lạc là loại thực phẩm quan trọng được dùng nhiều trong công nghiệp chế biến có giá trị kinh tế cao (Nguyễn Văn Bình, 1996), (Ngô Thế Dân và nnk, 2000). Mặt khác, lạc còn có tác dụng cải tạo và tăng độ phì của đất, được dùng làm cây luân canh, xen canh với nhiều loại cây trồng khác, nhất là các loại cây trồng cần nhiều đạm vì bộ rễ lạc có chứa vi khuẩn Rhizobium cố định đạm tự do trong không khí thành đạm dễ tiêu (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợi, 2007). Hà Tĩnh là địa phương có diện tích trồng lạc lớn trong cả nước, chỉ đứng sau Nghệ An với diện tích sản xuất hàng năm 16.000 - 18.000 ha. Những năm vừa qua việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở đây đã đạt được những kết quả khả quan, năng suất và sản lượng lạc không ngừng tăng (Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, 2017). Vấn đề sử dụng phân bón cho cây lạc trong Tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung chỉ mới chú ý đến nguyên tố đa lượng N, P, K mà hầu như chưa chú trọng đến các nguyên tố trung lượng như Ca, Mg, S và nguyên tố vi lượng như Mo, Bo, Zn, Mn nên còn hạn chế đến năng suất lạc (Nguyễn Văn Chiến, 2014). Trong các nguyên tố trung lượng thiết yếu, Mg và S đóng nhiều vai trò sinh lý quan trọng (Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Thị Thanh Hiền, 2012) nhưng sản xuất lạc ở Hà Tĩnh 969 HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(3) - 2018 hiện chưa sử dụng phân bón chứa Mg và S. Đất cát là loại đất trồng lạc phổ biến ở Hà Tĩnh có hàm lượng Mg2+ chỉ đạt 0,22 Me/100g ở mức quá thấp là yếu tố hạn chế năng suất lạc. Bên cạnh đó đất trồng lạc ở đây thường không có khả năng lưu giữ sunfat, S ở dạng SO42thường bị mất nhiều do rửa trôi nên cuối vụ thường bị thiếu làm hạn chế sự tạo hạt và đầy hạt (Lê Văn Quang và Nguyễn Thị Lan, 2006). Như vậy, việc bón bổ sung phân chứa Mg và S cho lạc là biện pháp cần thiết. Xuất phát từ những thực tế đó, vừa qua chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của MgSO4 đến một số giống lạc tại Hà Tĩnh nhằm xác định vai trò cũng như lượng bón MgSO4 phù hợp để cây lạc cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu một số kết quả mới đạt được làm cơ sở góp phần hoàn thiện quy trình trồng lạc năng suất cao ở Hà Tĩnh nói riêng và những vùng tương tự khác. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và phạm vi nghiên cứu Giống thí nghiệm: gồm các giống lạc L14, L29 và TK10. Đây là những giống đang được sản xuất phổ biến tại Hà Tĩnh. Địa điểm nghiên cứu: thí nghiệm được bố trí trên nền đất cát trồng lạc xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian nghiên cứu: vụ Xuân năm 2018. Hóa chất MgSO4 loại 25 kg/bao, chứa 99,5% hoạt chất có xuất xứ từ Trung Quốc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm 2 yếu tố gồm 4 liều lượng phân MgSO4 (K0 = 0, K1 = 30, K2 = 60 và K3 = 90 kg MgSO4/ha) và 3 loại giống lạc (G1 = L14, G2 = L29 và G3 = TK10) được bố trí theo phương pháp ô lớn - ô nhỏ (split - plot) với 3 lần nhắc lại (K.A. Gomez và A.A. Gomez, 1984). Diện tích mỗi lần nhắc lại 8 m2, diện tích toàn ruộng thí nghiệm kể cả phần bảo vệ là 500 m2. Thí nghiệm được bố trí trên nền phân bón chung cho 1 ha là 8 tấn phân chuồng + 40 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi bột. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Chiều cao thân chính, số lá xanh trên thân chính, số cành cấp 1, số cành cấp 2, chiều dài cành cấp 1, chiều dài cành cấp 2, tích lũy chất khô, số lượng nốt sần, khối lượng nốt sần, số quả trên cây, số quả chắc trên cây, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, tỷ lệ hạt, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu, hiệu quả kinh tế. Mỗi chỉ tiêu được theo dõi bởi phương pháp tương ứng đang được áp dụng trong nghiên cứu cây lạc tại các thời kỳ cây con, ra hoa, tắt hoa 5 – 7 ngày và thu hoạch (QCVN 01-57:2011/ BNNPTNT), (Nguyễn Đình Thi, 2017). Số liệu được xử lý thống kê sinh học bằng phần mềm Statistix 10.0 và Excell. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của MgSO4 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng các giống lạc Sinh trưởng và phát triển là kết quả của toàn bộ các hoạt động sinh lý trao đổi chất diễn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của Mgso4 đến sinh trưởng, phát triển và năng suất một số giống lạc vụ xuân tại Hà Tĩnh TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(3) - 2018 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MgSO4 ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ GIỐNG LẠC VỤ XUÂN TẠI HÀ TĨNH Nguyễn Đình Thi1, Phan Văn Huân2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 2 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Tĩnh 1 Liên hệ email: nguyendinhthi@huaf.edu.vn TÓM TẮT Thí nghiệm nghiên cứu của chúng tôi được bố trí theo phương pháp ô lớn - ô nhỏ với 3 lần nhắc lại, tiến hành trên 3 giống lạc (L14, L29 và TK10) và 4 liều lượng phân MgSO4 (K0 = 0, K1 = 30, K2 = 60 và K3 = 90 kg MgSO4/ha) trong vụ Xuân 2018 trên nền đất cát trồng lạc xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhằm xác định vai trò và liều lượng bón MgSO4 phù hợp cho cây lạc. Kết quả mới của nghiên cứu này là: 1) Bón MgSO4 đã có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển thân lá, số cành và chiều dài cành, tích lũy chất khô, số lượng và khối lượng nốt sần, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cả 3 giống lạc thí nghiệm L14, L29 và TK10. 2) Trong điều kiện sản xuất lạc vụ Xuân tại Hà Tĩnh, bón MgSO4 với liều lượng 60 kg/ha và 90 kg/ha đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Giống L14 đạt năng suất 3,589 – 4,220 tấn/ha, chỉ số VCR đạt 41,4 – 58,4. Giống L29 đạt năng suất 3,636 – 3,940 tấn/ha, chỉ số VCR đạt 41,2 – 41,5. Giống TK10 đạt năng suất 3,432 – 4,055 tấn/ha, chỉ số VCR đạt 45,5 – 58,0. Từ khóa: lạc, MgSO4, năng suất, tỉnh Hà Tĩnh, vụ Xuân Nhận bài: 10/08/2018 Hoàn thành phản biện: 17/09/2018 Chấp nhận bài: 30/09/2018 1. MỞ ĐẦU Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm chính của lạc là hạt với hàm lượng dầu 40 - 57%, protein 20 - 37,5%, glucid khoảng 15,5%, ngoài ra hạt lạc còn chứa nhiều khoáng chất, axít amin không thay thế và các vitamin như B1, B2, B6, PP, E. Do vậy hạt lạc là loại thực phẩm quan trọng được dùng nhiều trong công nghiệp chế biến có giá trị kinh tế cao (Nguyễn Văn Bình, 1996), (Ngô Thế Dân và nnk, 2000). Mặt khác, lạc còn có tác dụng cải tạo và tăng độ phì của đất, được dùng làm cây luân canh, xen canh với nhiều loại cây trồng khác, nhất là các loại cây trồng cần nhiều đạm vì bộ rễ lạc có chứa vi khuẩn Rhizobium cố định đạm tự do trong không khí thành đạm dễ tiêu (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợi, 2007). Hà Tĩnh là địa phương có diện tích trồng lạc lớn trong cả nước, chỉ đứng sau Nghệ An với diện tích sản xuất hàng năm 16.000 - 18.000 ha. Những năm vừa qua việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở đây đã đạt được những kết quả khả quan, năng suất và sản lượng lạc không ngừng tăng (Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, 2017). Vấn đề sử dụng phân bón cho cây lạc trong Tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung chỉ mới chú ý đến nguyên tố đa lượng N, P, K mà hầu như chưa chú trọng đến các nguyên tố trung lượng như Ca, Mg, S và nguyên tố vi lượng như Mo, Bo, Zn, Mn nên còn hạn chế đến năng suất lạc (Nguyễn Văn Chiến, 2014). Trong các nguyên tố trung lượng thiết yếu, Mg và S đóng nhiều vai trò sinh lý quan trọng (Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Thị Thanh Hiền, 2012) nhưng sản xuất lạc ở Hà Tĩnh 969 HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 2(3) - 2018 hiện chưa sử dụng phân bón chứa Mg và S. Đất cát là loại đất trồng lạc phổ biến ở Hà Tĩnh có hàm lượng Mg2+ chỉ đạt 0,22 Me/100g ở mức quá thấp là yếu tố hạn chế năng suất lạc. Bên cạnh đó đất trồng lạc ở đây thường không có khả năng lưu giữ sunfat, S ở dạng SO42thường bị mất nhiều do rửa trôi nên cuối vụ thường bị thiếu làm hạn chế sự tạo hạt và đầy hạt (Lê Văn Quang và Nguyễn Thị Lan, 2006). Như vậy, việc bón bổ sung phân chứa Mg và S cho lạc là biện pháp cần thiết. Xuất phát từ những thực tế đó, vừa qua chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của MgSO4 đến một số giống lạc tại Hà Tĩnh nhằm xác định vai trò cũng như lượng bón MgSO4 phù hợp để cây lạc cho năng suất và hiệu qủa kinh tế cao. Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu một số kết quả mới đạt được làm cơ sở góp phần hoàn thiện quy trình trồng lạc năng suất cao ở Hà Tĩnh nói riêng và những vùng tương tự khác. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu và phạm vi nghiên cứu Giống thí nghiệm: gồm các giống lạc L14, L29 và TK10. Đây là những giống đang được sản xuất phổ biến tại Hà Tĩnh. Địa điểm nghiên cứu: thí nghiệm được bố trí trên nền đất cát trồng lạc xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Thời gian nghiên cứu: vụ Xuân năm 2018. Hóa chất MgSO4 loại 25 kg/bao, chứa 99,5% hoạt chất có xuất xứ từ Trung Quốc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm 2 yếu tố gồm 4 liều lượng phân MgSO4 (K0 = 0, K1 = 30, K2 = 60 và K3 = 90 kg MgSO4/ha) và 3 loại giống lạc (G1 = L14, G2 = L29 và G3 = TK10) được bố trí theo phương pháp ô lớn - ô nhỏ (split - plot) với 3 lần nhắc lại (K.A. Gomez và A.A. Gomez, 1984). Diện tích mỗi lần nhắc lại 8 m2, diện tích toàn ruộng thí nghiệm kể cả phần bảo vệ là 500 m2. Thí nghiệm được bố trí trên nền phân bón chung cho 1 ha là 8 tấn phân chuồng + 40 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi bột. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm: Chiều cao thân chính, số lá xanh trên thân chính, số cành cấp 1, số cành cấp 2, chiều dài cành cấp 1, chiều dài cành cấp 2, tích lũy chất khô, số lượng nốt sần, khối lượng nốt sần, số quả trên cây, số quả chắc trên cây, khối lượng 100 quả, khối lượng 100 hạt, tỷ lệ hạt, năng suất lý thuyết, năng suất thực thu, hiệu quả kinh tế. Mỗi chỉ tiêu được theo dõi bởi phương pháp tương ứng đang được áp dụng trong nghiên cứu cây lạc tại các thời kỳ cây con, ra hoa, tắt hoa 5 – 7 ngày và thu hoạch (QCVN 01-57:2011/ BNNPTNT), (Nguyễn Đình Thi, 2017). Số liệu được xử lý thống kê sinh học bằng phần mềm Statistix 10.0 và Excell. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của MgSO4 đến một số chỉ tiêu sinh trưởng các giống lạc Sinh trưởng và phát triển là kết quả của toàn bộ các hoạt động sinh lý trao đổi chất diễn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học nông nghiệp Ảnh hưởng của Mgso4 đến sinh trưởng Ảnh hưởng của Mgso4 phát triển Năng suất giống lạc vụ xuân Tỉnh Hà TĩnhTài liệu có liên quan:
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu và module tra cứu hình ảnh nảy mầm của một số giống lúa phổ biến ở Việt Nam
13 trang 202 0 0 -
8 trang 155 0 0
-
Ứng dụng ảnh vệ tinh Landsat 7 ETM + đánh giá chất lượng nước hồ Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh
8 trang 116 0 0 -
10 trang 44 0 0
-
13 trang 39 0 0
-
Các yếu tố tác động đến giá đất ở tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
10 trang 35 0 0 -
Quyết định số 69/2012/QĐ-UBND
2 trang 33 0 0 -
10 trang 31 0 0
-
Quyết định số 65/2012/QĐ-UBND
8 trang 29 0 0 -
9 trang 29 0 0