Danh mục tài liệu

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 235.71 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Động lực học tập của sinh viên chịu tác động bởi các nhóm nhân tố thuộc về nhà trường, nhân tố thuộc về gia đình và nhân tố thuộc về đặc tính cá nhân của sinh viên đó. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng (KT-TC-NH), trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM (HUTECH) Nguyễn Thị Kiều Trang, Nguyễn Thị Thúy Kiều, Võ Thị Hiếu Thảo, Trần Thanh Hiển, Nguyễn Ngọc Luyến Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) TÓM TẮT Động lực học tập là khao khát, mong muốn, hào hứng, cảm thấy có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết trong quá trình học tập. Vì thế, động lực học tập có ảnh hưởng lớn đến thái độ học tập, từ đó dẫn đến kết quả học tập của sinh viên. Kết quả học tập có ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp sau này của họ, qua đó chất lượng giảng dạy hay chất lượng đào tạo của một cơ sở đào tạo cũng được đánh giá phần nào. Động lực học tập là một trong những thành phần có tính chất then chốt nhất trong việc học tập. Động lực học tập tạo nên một nguồn sức mạnh, một nguồn năng lực mạnh mẽ khiến chủ thể hành động và duy trì hành động để đạt được kết quả. Kết quả học tập, những gì mà sinh viên học và ứng dụng được vào thực tiễn có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sau này của họ. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng động lực học tập của sinh viên chịu tác động bởi các nhóm nhân tố thuộc về nhà trường, nhân tố thuộc về gia đình và nhân tố thuộc về đặc tính cá nhân của sinh viên đó. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng (KT-TC-NH), trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH). Từ khóa: Động lực học tập, sinh viên, các nhân tố ảnh hưởng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Động lực là một hiện tượng tâm lí phức tạp, có ý nghĩa quan trọng đối với cá nhân. Động lực thúc đẩy con người hoạt động, thúc đẩy con người có những hành vi ứng xử nhất định; gắn liền với việc thỏa mãn các nhu cầu được phản ánh trong tâm lí con người, trở thành động lực thôi thúc con người hoạt động. Động lực không chỉ định hướng, thúc đẩy hoạt động của con người mà còn làm cho hành vi, hoạt động của con người mang một ý nghĩa chủ quan, cá nhân. Động lực học tập (ĐLHT) là một phẩm chất đặc biệt quan trọng trong nhân cách sinh viên (SV). Nó quyết định mục đích và thúc đẩy hoạt động học tập và rèn luyện của SV nhằm chiếm lĩnh mục tiêu, yêu cầu đào tạo, sẵn sàng bước vào nghề nghiệp đã xác định. Trong hệ thống động lực của con người, ĐLHT giữ một vị trí rất quan trọng trong việc thúc đẩy con người nỗ lực vươn lên chiếm lĩnh tri thức, hướng tới thành công. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương đã xác định: giáo dục đại học phải “... tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”. Đây là tư tưởng hết sức quan trọng, đặt ra những yêu cầu mới cho công tác GD-ĐT đại học. Xuất phát từ quan điểm đó, có thể nói củng cố và phát triển ĐLHT cho SV ở các trường đại học là một nhiệm vụ hết sức cần thiết nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, giữ vững định hướng nghề nghiệp cho SV, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT. Vì vậy, việc tích cực hóa ĐLHT của SV hiện nay có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành một lớp người lao động có chuyên môn cao cho hiện tại và tương lai. Bài viết trình bày kết quả điều tra thực trạng ĐLHT của sinh viên Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Công nghệ TP.HCM, qua đó khẳng định tầm quan trọng của công tác giáo dục ĐLHT trong việc phát huy tính tích cực, tự giác, giữ vững định hướng nghề nghiệp cho SV, góp phần 326 nâng cao chất lượng GD- ĐT cho SV của Trường nói riêng và SV các trường cao đẳng, đại học nói chung. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Động lực học tập của sinh viên ĐLHT của SV là “sức mạnh tinh thần” nảy sinh từ nhu cầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện, nó thôi thúc tính tích cực hoạt động của SV trong quá trình học tập và nghiên cứu, giúp SV khắc phục mọi khó khăn để đạt được kết quả cao nhất trong khả năng của mình. Những kết quả mà SV đạt được phải phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội và được thừa nhận. ĐLHT còn đòi hỏi cá nhân phải hoàn thành xuất sắc, vượt mức những mục tiêu đề ra và để hoàn thành mục tiêu học tập đó thì cá nhân cần có sự cố gắng nỗ lực ý chí để vượt qua khó khăn. ĐLHT của SV không phải là động lực chỉ phục vụ lợi ích cá nhân, mà còn phải phù hợp với những chuẩn mực đạo đức xã hội; hay nói cách khác là lợi ích của việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân người học mà còn mang ý nghĩa xã hội. ĐLHT của SV khi được hiện thực hóa bằng những thành tích xuất sắc trong học tập phải được sự đánh giá và thừa nhận của xã hội. ĐLHT của SV là cái thúc đẩy, kích thích và hướng dẫn SV tích cực học tập nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo mà loài n ...

Tài liệu có liên quan: