Nghiên cứu các quy tắc xuất xứ liên quan đến các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 295.41 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở phân tích các quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do của các thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam, từ đó bài viết đề xuất các giải pháp cho Nhà nước và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các quy tắc xuất xứ liên quan đến các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng NGHIÊN CỨU CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CHÍNH CỦA VIỆT NAM GVHD: ThS. Đỗ Minh Sơn SVTH: Trần.T.Kim Cúc, Nguyễn Hà Linh, Phạm.T.Bảo Ngân, Nguyễn.T.Thêm, Phạm.T.Song Thư Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trankimcuc1112@gmail.com TÓM TẮT Để thâm nhập vào thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng những ưu đãi trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, dệt may đang ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Trên thực tế, không phải doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam nào cũng có thể hiểu biết và áp dụng đầy đủ những quy định về quy tắc xuất xứ để tận dụng hiệu quả các ưu đãi thuế quan. Trên cơ sở phân tích các quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do của các thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp cho Nhà nước và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may. Từ khóa: Quy tắc xuất xứ, FTA, xuất khẩu, dệt may ABSTRACT In order to penetrate the world market, boost exports and improve competitiveness, Vietnamese enterprises must take advantage of preferences in international trade. Besides, textile and garment industry has been increasingly playing an important role in the development of the country. In fact, not all Vietnamese garment exporters can understand and apply fully the rules of origin to make full use of tariff preferences. On the basis of analyzing the rules of origin in the free trade agreements of Vietnam's major textile and garment export markets, authors propose solutions to the Government and Vietnamese enterprises to accelerate textile and garment export. Keyword: Rules of origin, FTA, export, textile and garment 1. Giới thiệu Trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, các quốc gia có xu hướng gia tăng các mối quan hệ thương mại với nhau thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này khi gần đây, nước ta đã tham gia và ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác trên thế giới với tư cách độc lập hoăc là thành viên của ASEAN. Hiện nay, 11 hiệp định thương mại tự do đã được Việt Nam ký kết và có hiệu lực thực thi. Các khu vực thương mại tự do sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của các nước thành viên thông qua việc giảm thuế cho những mặt hàng có xuất xứ từ các nước thành viên. Tuy nhiên để hưởng được thuế quan ưu đãi, các doanh nghiệp còn phải phụ thuộc vào việc đáp ứng quy tắc xuất xứ. Và trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không vận dụng được các ưu đãi khi xuất khẩu do không đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Trong những năm gần đây ngành công nghịêp dệt may đã có những bước tiến vượt bậc. Với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,5%/năm, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn nhất thế giới. Trong 5 năm qua, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong cả nước với giá trị xuất khẩu chiếm 15% GDP, giải quyết việc làm cho số lượng lớn người lao động. Tuy nhiên, một vấn đề rất được quan tâm là nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang “bỏ quên” nhiều ưu đãi từ các ưu 170 Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 đãi thuế quan mà các đối tác của Việt Nam mang lại. Theo số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, tỷ lệ tận dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) của ngành dệt may trong năm 2016 chỉ chiếm hơn 57% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đồng nghĩa với việc gần 43% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị áp thuế thông thường kể cả xuất khẩu đến các quốc gia mà Việt Nam đã có FTA. Các nguyên nhân có thể kể đến: Thứ nhất, sự chênh lệch giữa lợi ích từ thuế quan mang lại và chi phí bỏ ra để đáp ứng các tiêu chí của các quy tắc xuất xứ là không hấp dẫn đối với doanh nghiệp; Thứ hai, các yêu cầu của quy tắc xuất xứ quá khắc khe, các doanh nghiệp không thể đáp ứng được. Tuy nhiên, muốn nghiên cứu theo hai lí do trên đòi hỏi nhóm nghiên cứu phải có số liệu nghiên cứu thực tế từ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhưng điều đó vượt quá khả năng của nhóm. Bên cạnh đó, một lí do chủ quan khác là có thể các doanh nghiệp chưa nắm bắt được các tiêu chí đáp ứng về quy tắc xuất xứ của các FTA. Thêm vào đó, nhà nước chưa có sự hỗ trợ rõ ràng về quy tắc xuất xứ. Trong bối cảnh như vậy, rất cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống các quy tắc về xuất xứ cho hàng dệt may trong các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như là một tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp để đáp ứng quy tắc xuất xứ của FTA. 2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ở các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN. Nghiên cứu các quy tắc xuất xứ được áp dụng phân theo từng thị trường mà Việt Nam có hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang và so sánh kết quả thu thập được để đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp dệt may cũng như đưa ra cân nhắc khi quyết định lựa chọn sử dụng quy tắc xuất xứ nào để được hưởng ưu đãi thuế quan từ thị trường đó. Đề xuất giải pháp cho nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp thống kê: 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Về tác động của quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do đối với Việt Nam, có một nghiên cứu của MUTRAP III 'Đánh giá tác động của quy tắc ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu các quy tắc xuất xứ liên quan đến các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chính của Việt Nam Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng NGHIÊN CỨU CÁC QUY TẮC XUẤT XỨ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CHÍNH CỦA VIỆT NAM GVHD: ThS. Đỗ Minh Sơn SVTH: Trần.T.Kim Cúc, Nguyễn Hà Linh, Phạm.T.Bảo Ngân, Nguyễn.T.Thêm, Phạm.T.Song Thư Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trankimcuc1112@gmail.com TÓM TẮT Để thâm nhập vào thị trường thế giới, đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng những ưu đãi trong thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, dệt may đang ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Trên thực tế, không phải doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam nào cũng có thể hiểu biết và áp dụng đầy đủ những quy định về quy tắc xuất xứ để tận dụng hiệu quả các ưu đãi thuế quan. Trên cơ sở phân tích các quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do của các thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp cho Nhà nước và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may. Từ khóa: Quy tắc xuất xứ, FTA, xuất khẩu, dệt may ABSTRACT In order to penetrate the world market, boost exports and improve competitiveness, Vietnamese enterprises must take advantage of preferences in international trade. Besides, textile and garment industry has been increasingly playing an important role in the development of the country. In fact, not all Vietnamese garment exporters can understand and apply fully the rules of origin to make full use of tariff preferences. On the basis of analyzing the rules of origin in the free trade agreements of Vietnam's major textile and garment export markets, authors propose solutions to the Government and Vietnamese enterprises to accelerate textile and garment export. Keyword: Rules of origin, FTA, export, textile and garment 1. Giới thiệu Trong hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, các quốc gia có xu hướng gia tăng các mối quan hệ thương mại với nhau thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này khi gần đây, nước ta đã tham gia và ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều đối tác trên thế giới với tư cách độc lập hoăc là thành viên của ASEAN. Hiện nay, 11 hiệp định thương mại tự do đã được Việt Nam ký kết và có hiệu lực thực thi. Các khu vực thương mại tự do sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của các nước thành viên thông qua việc giảm thuế cho những mặt hàng có xuất xứ từ các nước thành viên. Tuy nhiên để hưởng được thuế quan ưu đãi, các doanh nghiệp còn phải phụ thuộc vào việc đáp ứng quy tắc xuất xứ. Và trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã không vận dụng được các ưu đãi khi xuất khẩu do không đáp ứng được quy tắc xuất xứ. Trong những năm gần đây ngành công nghịêp dệt may đã có những bước tiến vượt bậc. Với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,5%/năm, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn nhất thế giới. Trong 5 năm qua, ngành dệt may có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong cả nước với giá trị xuất khẩu chiếm 15% GDP, giải quyết việc làm cho số lượng lớn người lao động. Tuy nhiên, một vấn đề rất được quan tâm là nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang “bỏ quên” nhiều ưu đãi từ các ưu 170 Hội nghị Sinh viên nghiên cứu khoa học năm học 2018-2019 đãi thuế quan mà các đối tác của Việt Nam mang lại. Theo số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, tỷ lệ tận dụng giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) của ngành dệt may trong năm 2016 chỉ chiếm hơn 57% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, đồng nghĩa với việc gần 43% hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị áp thuế thông thường kể cả xuất khẩu đến các quốc gia mà Việt Nam đã có FTA. Các nguyên nhân có thể kể đến: Thứ nhất, sự chênh lệch giữa lợi ích từ thuế quan mang lại và chi phí bỏ ra để đáp ứng các tiêu chí của các quy tắc xuất xứ là không hấp dẫn đối với doanh nghiệp; Thứ hai, các yêu cầu của quy tắc xuất xứ quá khắc khe, các doanh nghiệp không thể đáp ứng được. Tuy nhiên, muốn nghiên cứu theo hai lí do trên đòi hỏi nhóm nghiên cứu phải có số liệu nghiên cứu thực tế từ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhưng điều đó vượt quá khả năng của nhóm. Bên cạnh đó, một lí do chủ quan khác là có thể các doanh nghiệp chưa nắm bắt được các tiêu chí đáp ứng về quy tắc xuất xứ của các FTA. Thêm vào đó, nhà nước chưa có sự hỗ trợ rõ ràng về quy tắc xuất xứ. Trong bối cảnh như vậy, rất cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống các quy tắc về xuất xứ cho hàng dệt may trong các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như là một tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp để đáp ứng quy tắc xuất xứ của FTA. 2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ở các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và ASEAN. Nghiên cứu các quy tắc xuất xứ được áp dụng phân theo từng thị trường mà Việt Nam có hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang và so sánh kết quả thu thập được để đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp dệt may cũng như đưa ra cân nhắc khi quyết định lựa chọn sử dụng quy tắc xuất xứ nào để được hưởng ưu đãi thuế quan từ thị trường đó. Đề xuất giải pháp cho nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp thống kê: 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Về tác động của quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do đối với Việt Nam, có một nghiên cứu của MUTRAP III 'Đánh giá tác động của quy tắc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Doanh nghiệp dệt may Việt Nam Hiệp định thương mại tự do Thị trường xuất khẩu dệt may Quy tắc xuất xứ Xuất khẩu hàng dệt mayTài liệu có liên quan:
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 353 0 0 -
17 trang 242 0 0
-
Vấn đề phát triển bền vững trong lao động sau hai năm thực thi EVFTA
10 trang 112 0 0 -
12 trang 101 0 0
-
109 trang 100 0 0
-
Tìm hiểu mô hình chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
4 trang 97 0 0 -
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022
272 trang 60 1 0 -
13 trang 59 0 0
-
Cẩm nang hội nhập kinh tế quốc tế hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)
60 trang 59 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Mua sắm chính phủ trong hội nhập kinh tế quốc tế
195 trang 59 1 0