
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 224.82 KB
Lượt xem: 24
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày thực trạng chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh; Giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC CHỨT Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ TỈNH HÀ TĨNH NGUYỄN THỊ LÀI – NGUYỄN THỊ NGỌC HOA NGUYỄN THỊ HUỆ - ĐINH THỊ HẰNG Khoa Địa lý1. ĐẶT VẤN ĐỀHương Khê là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh, nơi đây cókhoảng 181 người Chứt cư trú tại hai bản Rào Tre (xã Hương Liên) và bản Giàng II (xãHương Vĩnh). Chất lượng cuộc sống của cộng đồng người Chứt trong vùng rất thấp.Trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, huyện Hương Khê và tỉnh Hà Tĩnhđã đưa ra nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộcChứt. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được mới chỉ là bước đầu, đời sống của đồng bàoChứt vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để cuộc sống tinh thần và vật chất của cộng đồngdân tộc Chứt được cải thiện, việc nâng cao chất lượng cuộc sống là cấp thiết và có ýnghĩa chiến lược lâu dài.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘCCHỨT Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNHCộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có 45 hộ, 181 nhân khẩu.Trong đó, bản Rào Tre là 34 hộ với 137 nhân khẩu và bản Giàng II có 11 hộ với 44nhân khẩu. Đây là một trong những tộc người lọt vào tóp 10 tộc người bí ẩn nhất hànhtinh bởi cuộc sống của họ tách biệt với cuộc sống văn minh hiện đại. Nhiều phong tục,tập quán canh tác, sinh sống còn rất lạc hậu.2.1. GDP bình quân đầu ngườiCộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh có tỷ lệ hộ đói nghèo 100%,cuộc sống nghèo đói, chất lượng cuộc sống thấp. Do nằm trong vùng núi sâu, tách biệtvới thế giới bên ngoài, kỹ thuật canh tác lạc hậu nên các hoạt động sản xuất ngưng trệ,chậm phát triển. Hiện nay, lương thực bình quân đầu người đạt 120kg/người/năm, bằng1/2 lương thực của xã Hương Vĩnh (266,7 kg/người/năm); thu nhập bình quân đầungười 2.000.000 đồng – 2.400.000 đồng/người/năm, bằng 1/3 xã Hương Vĩnh (6,24triệu đồng/người/năm). So với năm 2002 bình quân lương thực hiện tại gấp 5 lần, thunhập bình quân gấp 6 lần. Như vậy, tình hình sản xuất và thu nhập của người dân khôngđáp ứng đủ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.Mặc dù theo thời gian khoảng cách có thu hẹp nhưng đồng bào dân tộc người Chứt vẫncần được sự hỗ trợ của nhà nước về gạo, trâu, bò và các dụng cụ sinh hoạt, sản xuất.Nền kinh tế chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp chưa phát triển, chất lượng cuộcsống ở mức rất thấp, bữa ăn hàng ngày chủ yếu là rau rừng, ít khi có thịt cá.Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 213-218214 NGUYỄN THỊ LÀI và cs.2.2. Văn hóa và giáo dụcDân tộc Chứt có nền văn hóa riêng góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa củadân tộc Việt Nam. Họ có tập tục cúng lúa mới bằng cách gặt lúa rẫy về, rang gạo đểcúng. Ngày cúng lúa mới cũng là ngày hội, thường được tổ chức vào 12/11 âm lịchhàng năm, gọi là tết Chăm-Cha-Bởi (mừng cơm mới). Tết lấp lỗ (mùa trỉa hạt) ngày 7/7âm lịch hàng năm. Người Chứt có nhạc cụ truyền thống là cây đàn Chơ–ra–bon có lẽ lànhạc cụ duy nhất mà họ còn lưu giữ được. Chiếc đàn chỉ gồm một ống nứa và một sợidây cước, dùng một thanh nứa mỏng, dẹt kéo qua kéo lại như đàn violon.Tuy nhiên người Chứt vẫn tồn tại nhiều nét văn hóa lạc hậu. Họ rất mê tín và tin vàoviệc mọi người đều có linh hồn sau khi qua đời. Những người phụ nữ khi đến kỳ sinhnở phải ở một mình ngoài rừng, sát bên bờ suối, tự mình sinh nở, cắt rốn và tắm rửa chocon. Do vậy mà xác suất xảy ra rủi ro khi người phụ nữ sinh con là rất lớn, tỷ lệ trẻ tửvong lớn [3].Đời sống du canh du cư đã để lại những di chứng khó khắc phục, lối sống nay đây maiđó với trạng thái nền kinh tế dựa dẫm hoàn toàn vào tự nhiên nên bà con trong bản vẫnchưa thể quen thuộc với lối sống cố định. Người dân chưa có kỹ năng tự tổ chức cuộcsống và sản xuất để nuôi sống gia đình và bản thân.Hiện nay gần 80% dân số trong bản biết nói tiếng phổ thông, tại mỗi bản đã có trườngmầm non và tiểu học, các em học trung học cơ sở và trung học phổ thông phải ra trườngdân tộc nội trú huyện. Bảng 1. Tổng số trẻ em đến độ tuổi đi học và số học sinh các cấp của đồng bào dân tộc Chứt giai đoạn 2002 – 2011 Năm Số lượng học 2002 2005 2007 2011 sinh đến trường ở các cấp Mầm non và tiểu học 5 20 31 51 THCS 3 20 20 33 THPT 0 0 0 2 Tổng số trẻ em đến độ tuổi đi học ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC CHỨT Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ TỈNH HÀ TĨNH NGUYỄN THỊ LÀI – NGUYỄN THỊ NGỌC HOA NGUYỄN THỊ HUỆ - ĐINH THỊ HẰNG Khoa Địa lý1. ĐẶT VẤN ĐỀHương Khê là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hà Tĩnh, nơi đây cókhoảng 181 người Chứt cư trú tại hai bản Rào Tre (xã Hương Liên) và bản Giàng II (xãHương Vĩnh). Chất lượng cuộc sống của cộng đồng người Chứt trong vùng rất thấp.Trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, huyện Hương Khê và tỉnh Hà Tĩnhđã đưa ra nhiều chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộcChứt. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được mới chỉ là bước đầu, đời sống của đồng bàoChứt vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để cuộc sống tinh thần và vật chất của cộng đồngdân tộc Chứt được cải thiện, việc nâng cao chất lượng cuộc sống là cấp thiết và có ýnghĩa chiến lược lâu dài.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘCCHỨT Ở HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNHCộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có 45 hộ, 181 nhân khẩu.Trong đó, bản Rào Tre là 34 hộ với 137 nhân khẩu và bản Giàng II có 11 hộ với 44nhân khẩu. Đây là một trong những tộc người lọt vào tóp 10 tộc người bí ẩn nhất hànhtinh bởi cuộc sống của họ tách biệt với cuộc sống văn minh hiện đại. Nhiều phong tục,tập quán canh tác, sinh sống còn rất lạc hậu.2.1. GDP bình quân đầu ngườiCộng đồng dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh có tỷ lệ hộ đói nghèo 100%,cuộc sống nghèo đói, chất lượng cuộc sống thấp. Do nằm trong vùng núi sâu, tách biệtvới thế giới bên ngoài, kỹ thuật canh tác lạc hậu nên các hoạt động sản xuất ngưng trệ,chậm phát triển. Hiện nay, lương thực bình quân đầu người đạt 120kg/người/năm, bằng1/2 lương thực của xã Hương Vĩnh (266,7 kg/người/năm); thu nhập bình quân đầungười 2.000.000 đồng – 2.400.000 đồng/người/năm, bằng 1/3 xã Hương Vĩnh (6,24triệu đồng/người/năm). So với năm 2002 bình quân lương thực hiện tại gấp 5 lần, thunhập bình quân gấp 6 lần. Như vậy, tình hình sản xuất và thu nhập của người dân khôngđáp ứng đủ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.Mặc dù theo thời gian khoảng cách có thu hẹp nhưng đồng bào dân tộc người Chứt vẫncần được sự hỗ trợ của nhà nước về gạo, trâu, bò và các dụng cụ sinh hoạt, sản xuất.Nền kinh tế chủ yếu vẫn là nền kinh tế nông nghiệp chưa phát triển, chất lượng cuộcsống ở mức rất thấp, bữa ăn hàng ngày chủ yếu là rau rừng, ít khi có thịt cá.Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 213-218214 NGUYỄN THỊ LÀI và cs.2.2. Văn hóa và giáo dụcDân tộc Chứt có nền văn hóa riêng góp phần làm phong phú thêm cho nền văn hóa củadân tộc Việt Nam. Họ có tập tục cúng lúa mới bằng cách gặt lúa rẫy về, rang gạo đểcúng. Ngày cúng lúa mới cũng là ngày hội, thường được tổ chức vào 12/11 âm lịchhàng năm, gọi là tết Chăm-Cha-Bởi (mừng cơm mới). Tết lấp lỗ (mùa trỉa hạt) ngày 7/7âm lịch hàng năm. Người Chứt có nhạc cụ truyền thống là cây đàn Chơ–ra–bon có lẽ lànhạc cụ duy nhất mà họ còn lưu giữ được. Chiếc đàn chỉ gồm một ống nứa và một sợidây cước, dùng một thanh nứa mỏng, dẹt kéo qua kéo lại như đàn violon.Tuy nhiên người Chứt vẫn tồn tại nhiều nét văn hóa lạc hậu. Họ rất mê tín và tin vàoviệc mọi người đều có linh hồn sau khi qua đời. Những người phụ nữ khi đến kỳ sinhnở phải ở một mình ngoài rừng, sát bên bờ suối, tự mình sinh nở, cắt rốn và tắm rửa chocon. Do vậy mà xác suất xảy ra rủi ro khi người phụ nữ sinh con là rất lớn, tỷ lệ trẻ tửvong lớn [3].Đời sống du canh du cư đã để lại những di chứng khó khắc phục, lối sống nay đây maiđó với trạng thái nền kinh tế dựa dẫm hoàn toàn vào tự nhiên nên bà con trong bản vẫnchưa thể quen thuộc với lối sống cố định. Người dân chưa có kỹ năng tự tổ chức cuộcsống và sản xuất để nuôi sống gia đình và bản thân.Hiện nay gần 80% dân số trong bản biết nói tiếng phổ thông, tại mỗi bản đã có trườngmầm non và tiểu học, các em học trung học cơ sở và trung học phổ thông phải ra trườngdân tộc nội trú huyện. Bảng 1. Tổng số trẻ em đến độ tuổi đi học và số học sinh các cấp của đồng bào dân tộc Chứt giai đoạn 2002 – 2011 Năm Số lượng học 2002 2005 2007 2011 sinh đến trường ở các cấp Mầm non và tiểu học 5 20 31 51 THCS 3 20 20 33 THPT 0 0 0 2 Tổng số trẻ em đến độ tuổi đi học ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế cộng đồng Cộng đồng người Chứt Nâng cao chất lượng cuộc sống Văn hóa dân tộc Chứt Định canh định cưTài liệu có liên quan:
-
10 trang 193 0 0
-
Báo cáo Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện Mường Khương Huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai
49 trang 82 1 0 -
Ikigai - đi tìm ý nghĩa cuộc sống
7 trang 79 0 0 -
11 trang 59 0 0
-
2 trang 43 0 0
-
6 trang 32 0 0
-
Một số khuyến nghị giải pháp phát triển chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
8 trang 27 0 0 -
Tiểu luận: Tăng trưởng kinh tế và vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống ở Việt Nam
136 trang 27 0 0 -
Khảo sát chỉ số nhân trắc của người tập gym tại cơ sở tập Gym Newtime - Thanh Xuân - Hà Nội năm 2020
7 trang 21 0 0 -
Giải pháp quản lý chi tiêu hiệu quả cho sinh viên
5 trang 19 0 0 -
Vai trò của nghề công tác xã hội trong hệ thống an sinh xã hội
9 trang 19 0 0 -
Hiệu quả giáo dục sức khỏe bằng video cho thân nhân người bệnh có dẫn lưu đường mật xuyên gan qua da
7 trang 16 0 0 -
Biến đổi nghi lễ vòng đời của dân tộc Chứt ở Bắc Trung Bộ hiện nay - Nguyễn Văn Mạnh
8 trang 15 0 0 -
6 trang 15 0 0
-
15 trang 15 0 0
-
7 trang 15 0 0
-
5 trang 14 0 0
-
7 trang 14 0 0
-
10 trang 13 0 0
-
279 trang 13 0 0