
Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit trên cơ sở PbO2 ứng dụng làm điện cực anôt để xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy bằng phương pháp điện hóa
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit trên cơ sở PbO2 ứng dụng làm điện cực anôt để xử lý nước thải nhà máy sản xuất giấy bằng phương pháp điện hóa Nghiên cứu khoa học công nghệNGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU COMPOZIT TRÊN CƠ SỞ PbO2 ỨNG DỤNG LÀM ĐIỆN CỰC ANÔT ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN HÓA PHẠM THỊ NĂM, NGUYỄN THU PHƯƠNG, ĐINH THỊ MAI THANH I. MỞ ĐẦU Vật liệu trên cơ sở PbO2 có độ bền ăn mòn cao, hoạt tính xúc tác tốt, độ dẫnđiện và quá thế thoát khí oxy cao hơn một số điện cực trơ thường dùng khác và có giáthành hợp lý. PbO2 được tổng hợp lên một số vật liệu nền có độ bền cơ lý hóa caonhư platin, vàng, titan, tantan, cacbon, thép không gỉ… có khả năng ứng dụng làmanôt trơ trong bảo vệ các cấu kiện kim loại và làm điện cực anôt bền trong côngnghiệp điện phân xử lý môi trường [1, 2]. Do vấn đề ô nhiễm môi trường do nướcthải công nghiệp và nước thải sinh hoạt ngày càng nan giải, việc xử lý nước thải côngnghiệp nói chung và nước thải công nghiệp giấy nói riêng hiện đang thu hút sự chú ýcủa nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như trong nước. Có nhiều phương phápkhác nhau để xử lý các hợp chất hữu cơ độc hại có trong nước thải của các nhà máygiấy như phương pháp sinh học, phương pháp vật lý, phương pháp hóa học... nhưnghiện nay phương pháp điện hóa sử dụng điện cực trơ như PbO2, PbO2-TiO2, đặc biệtlà phương pháp điện hóa sử dụng điện cực trơ kết hợp với hiệu ứng Fenton (Fentonđiện hóa) đang được quan tâm hơn cả vì tính ưu việt mà nó mang lại [3]. Phương pháp Fenton điện hóa là sự kết hợp giữa hiệu ứng Fenton và dòng điệnchạy qua hai điện cực anôt và catôt. Trong phương pháp này, người ta có thể choH2O2 và ion Fe2+ vào dung dịch xử lý có môi trường axit và áp dòng tĩnh để tiếnhành quá trình phân hủy chất hữu cơ. Ngoài ra, H2O2 có thể được sinh ra bằng sựkhử O2 trên catôt tác dụng ngay với ion kim loại chuyển tiếp có mặt trong dung dịchđể tạo ra tác nhân oxy hóa mạnh là OH.. Trong trường hợp này người ta sục khí O2tinh khiết trên catôt trong bình điện phân không có màng ngăn. Hiệu quả của quá trình xử lý các hợp chất hữu cơ độc hại có trong nước thảinhà máy giấy bằng phương pháp điện hóa phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của vậtliệu dùng làm anôt. Để nâng cao hơn nữa khả năng bám dính, độ bền và khả năngxúc tác điện hóa của lớp mạ PbO2, người ta đã đưa thêm một số oxit của kim loạichuyển tiếp như TiO2, Co3O4, Al2O3, RuO2, CeO2 vào dung dịch tổng hợp [4-7].Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu tổng hợp vật liệu compozit PbO2-TiO2bằng phương pháp áp dòng nhằm đáp ứng yêu cầu làm điện cực anôt trong quá trìnhoxy hóa các hợp chất hữu cơ ô nhiễm trong nước thải nhà máy sản xuất giấy bằngphương pháp điện hóa và Fenton điện hóa. II. ĐIỀU KIỆN THỰC NGHIỆM Vật liệu nền thép không gỉ 304 (TKG304) có kích thước 2,5 x 10 cm, được đánhbóng cơ học bằng giấy nhám thô loại 240, 320 (Trung Quốc) và giấy nhám tinh loại600, 800, 1200 (Nhật Bản). Sau đó rửa sạch mẫu bằng nước cất, tráng lại bằng cồn, đểkhô và sử dụng epoxy để giới hạn diện tích làm việc 5 cm2. Trước khi tiến hành tổnghợp PbO2, tất cả các mẫu TKG304 đều được tẩy dầu mỡ trong dung dịch NaOH 0,5M +etanol tỷ lệ 1:1 về thể tích, với mật độ dòng áp đặt 5 mA/cm2 trong thời gian 600 giây.64 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 06, 03 - 2014Nghiên cứu khoa học công nghệ Lớp mạ PbO2 và compozit PbO2-TiO2 được tổng hợp bằng phương pháp ápdòng tại mật độ dòng 5 mA/cm2 ứng với Q = 85C, thời gian là 3400 giây trong bìnhđiện hóa 2 điện cực: anôt (cực dương) là TKG304 với diện tích làm việc 5 cm2, catôt(cực âm) bằng than chì với diện tích khoảng 20 cm2. Khoảng cách giữa hai điện cựclà 1 cm. Bề mặt làm việc của điện cực TKG304 được đặt đối diện với điện cực thanchì. Các dung dịch dùng để tổng hợp PbO2 gồm DDA0 có thành phần Pb(NO3)20,1M + HNO3 0,1M và DDA1có thành phần Pb(NO3)2 0,1M + HNO3 0,1M + TiO2 x (g/L)dạng anatat ở kích thước micromet (với x = 0,5; 1; 2; 3; 4; 5). Vật liệu compozit PbO2-TiO2/TKG304 được xác định độ bền trong dung dịchaxit H2SO4 1M ở mật độ dòng áp đặt 200 mA/cm2 thời gian là 5400 giây. Vật liệu PbO2/TKG304 và compozit PbO2-TiO2/TKG304 được sử dụng làmanôt để oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong nước thải Nhà máy sản xuất giấy củaCông ty Cổ phần Giấy Lửa Việt (nước thải) + Na2SO4 0,05M ở pH = 6,95 và pH = 3với mật độ dòng áp đặt i = 7 mA/cm2, thời gian điện phân 9,12 giờ. Sau đó 2 loại vậtliệu này tiếp tục xử lý nước thải bằng phương pháp điện hóa có sử dụng và không sửdụng Fe2+ và phương pháp Fenton điện hóa được sục khí O2 trên catôt. Cả 2 phươngpháp điện hóa và Fenton điện hóa đều thực hiện tại nhiệt độ phòng và pH = 3 vớithành phần dung dịch được chỉ ra trên bảng 1. Bảng 1. Thành phần dung dịch Phương pháp Đi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ nhiệt đới Cơ sở PbO2 Vật liệu compozit PbO2-TiO2 Phương pháp áp dòng Điện cực anôtTài liệu có liên quan:
-
12 trang 196 0 0
-
Đa dạng sinh học và khả năng ứng dụng của nấm men đen trong sản xuất erythritol
8 trang 57 0 0 -
Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam
13 trang 57 0 0 -
Nghiên cứu định lượng vai trò, chức năng của rừng đối với khí hậu tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
10 trang 42 0 0 -
10 trang 42 0 0
-
Nghiên cứu chế tạo keo 88CA.VN dùng thay thế keo 88CA nhập ngoại
7 trang 41 0 0 -
Định hình hướng nghiên cứu sinh thái cạn tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
8 trang 37 0 0 -
Đa dạng nguồn cây dược liệu khu di tích K9 - Đá Chông và vùng phụ cận
12 trang 35 0 0 -
Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo probiotics từ Bacillus clausii dạng bào tử
7 trang 34 0 0 -
Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa
10 trang 27 0 0 -
Kết quả ứng dụng ban đầu thiết bị chống hà bám trong môi trường biển nhiệt đới
7 trang 27 0 0 -
Các chất ức chế ăn mòn kim loại ИФХАН
6 trang 26 0 0 -
12 trang 24 0 0
-
8 trang 23 0 0
-
Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang
9 trang 21 0 0 -
Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
12 trang 21 0 0 -
Nghiên cứu ảnh hưởng của bột nhôm đến một số tính chất của thuốc nổ nhũ tương
9 trang 21 0 0 -
6 trang 21 0 0
-
Đặc điểm cấu trúc quần xã thực vật rừng khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hoà
9 trang 21 0 0 -
Tài nguyên cây thuốc thân thảo và dây leo tại Nam Cát Tiên, Vườn quốc gia Cát Tiên
12 trang 21 0 0