Danh mục tài liệu

Nghiên cứu đánh giá rủi ro sinh thái của một số kim loại nặng trong trầm tích vùng cửa sông Ba Chẽ, vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 435.63 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài "Nghiên cứu đánh giá rủi ro sinh thái của một số kim loại nặng trong trầm tích vùng cửa sông Ba Chẽ, vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh" được thực hiện để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các kim loại nặng trong trầm tích vùng cửa sông dựa vào hệ số làm giàu (EF), chỉ số tích lũy địa chất (Igeo) và chỉ số rủi ro sinh thái tiềm năng (RI). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đánh giá rủi ro sinh thái của một số kim loại nặng trong trầm tích vùng cửa sông Ba Chẽ, vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ RỦI RO SINH THÁI CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM TÍCH VÙNG CỬA SÔNG BA CHẼ, VỊNH BÁI TỬ LONG, TỈNH QUẢNG NINH Đào Trung Thành, Trần Thị Ngọc, Nguyễn Thị Hồng Trường Đại học Mỏ - Địa chất Tóm tắt Trầm tích vùng cửa sông có chứa các kim loại nặng độc hại là một trong những nguyên nhângây ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ. Cửa sông Ba Chẽ là vùng ngập mặn có diện tích 2.844ha, chịu tác động từ các chất thải trong nước sông Ba Chẽ và hoạt động nuôi biển. Nghiên cứuđược thực hiện để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các kim loại nặng trong trầm tích vùng cửasông dựa vào hệ số làm giàu (EF), chỉ số tích lũy địa chất (Igeo) và chỉ số rủi ro sinh thái tiềmnăng (RI). Kết quả cho thấy, hàm lượng dao động của các kim loại nặng trong trầm tích khôngcao: Nồng độ As dao động trong khoảng 4,01-11,24; Pb là 9,83-27,85; Hg là 0,42-0,46; Cd là0,46-0,67; Cr là 4,73-18,25 và Zn là 42,49-129,17 mg/kg trọng lượng khô. Bên cạnh đó, kết quảcủa yếu tố rủi ro sinh thái tiềm năng cho thấy diễn biến rủi ro của kim loại nặng theo thứ tự tăngdần từ Cr < Zn < Pb < As < Cd < Hg. Kết quả tính toán RI của các kim loại nặng trong nghiêncứu cho thấy Hg có mức độ đóng góp rủi ro sinh thái lớn nhất và có nguồn phát sinh từ hoạt độngcủa con người và quá trình đô thị hóa. Từ khóa: Kim loại nặng; Trầm tích vùng cửa sông; Rủi ro sinh thái; sông Ba Chẽ. Abstract Research and ecological risk assessment of heavy metals in surface sediments of the Ba Che river estuary, Bai Tu Long bay, Quang Ninh province Estuary sediments contain toxic heavy metals which can pollute coastal wetlands. Ba Cheriver estuary is a coastal wetland with an area of 2,844 ha, which is affected by wastes in Ba Cheriver water and aquacultures. In this study, the accumulation of heavy metals in the Ba Che riverestuary was assessed based on the enrichment factor (EF), on the geo-accumulation index (Igeo),and on the ecological risk index (RI). Heavy metal concentrations were determined by the AtomicAbsorption Spectrophotometer. Results of the research, all heavy metals were detected in sedimentsamples with mean concentrations of As, Pb, Hg, Cd, Cr, and Zn were range of 4.01-11.24;9.83-27.85; 0.42-0.46; 0.46-0.67; 4.73-18.25; and 42.49-129.17 mg/kg dry weight, respectively.Besides, the mean metal concentration in the water samples increased in the following order: Cr< Zn < Pb < As < Cd < Hg. Calculation of different ecological contamination factors showedthat Hg is the primary contribution to ecological risk index (RI) origins from anthropogenic andurbanization sources. Keywords: Heavy metals; Estuarine sediment; Ecological risk; Ba Che river. 1. Đặt vấn đề Ô nhiễm kim loại nặng (KLN) trong nước và trầm tích ở các vùng cửa sông là một vấn đềlớn về môi trường vì tiềm năng rủi ro cho hệ sinh thái và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mộtlượng lớn các chất gây ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất, dịch vụ và đô thị sẽ liên kết với các vậtchất lơ lửng trong nước và sau đó lắng xuống trầm tích. Một số chất gây ô nhiễm cần được quantâm có thể tìm thấy trong trầm tích gồm: i) Các hợp chất hữu cơ tổng hợp (thuốc trừ sâu cơ clohoặc cơ phospho, polychlo biphenyl (PCBs) và các hóa chất công nghiệp); ii) Các hydrocarbon đa Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 201vòng thơm (PAHs), thường là thành phần của dầu mỏ, than đá và dư lượng kháng sinh; iii) Một sốkim loại nặng (As, Cd, Cr, Cu, Pb, Hg, Zn). Trong đó, tác dụng độc hại của kim loại nặng và cáchợp chất của chúng đến hệ sinh thái thủy sinh và con người luôn là mối quan tâm hàng đầu đối vớicác nhà nghiên cứu môi trường ở trên thế giới và Việt Nam [1]. Vùng cửa sông Ba Chẽ là khu vực nuôi trồng thủy hải sản Đồng Rui có những đặc trưngriêng về điều kiện tự nhiên, có vị thế đặc biệt quan trọng với tài nguyên biển và an ninh quốcphòng trong khu vực. Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cảng biển và các ngànhkinh tế khác, như nuôi trồng, đánh bắt hải sản, du lịch và dịch vụ. Các hoạt động nhân sinh như:Ngư nghiệp, vận tải biển, sản xuất công nghiệp và sinh hoạt xả các chất thải gây ảnh hưởng tớimôi trường, ô nhiễm môi trường, suy thoái cảnh quan và tài nguyên. Để phục vụ các mục tiêu xâydựng kinh tế - xã hội, việc nghiên cứu địa hóa môi trường, đặc biệt là đánh giá rủi ro sinh thái củacác kim loại nặng trong trầm tích vùng cửa sông Ba Chẽ sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho pháttriển bền vững và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực. Nghiên cứu này còn đáp ứngvào việc hòa nhập với khu vực và cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực sử ...

Tài liệu có liên quan: