Danh mục tài liệu

Nghiên cứu điều kiện lao động và một số chỉ số sinh lý của phi công quân sự Việt Nam lái các loại máy bay hiện đại do LB Bga sản xuất

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 498.48 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong hoạt động nghề nghiệp, phi công phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất lợi đối với sức khỏe như nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, chịu tác động của gia tốc, quá tải, bức xạ mặt trời, thiếu ôxy, bài bay khó, phức tạp, đòi hỏi phải có các thao tác trên không nhanh, gọn, chính xác, đảm bảo an toàn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu điều kiện lao động và một số chỉ số sinh lý của phi công quân sự Việt Nam lái các loại máy bay hiện đại do LB Bga sản xuất Nghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH LÝ CỦA PHI CÔNG QUÂN SỰ VIỆT NAM LÁI CÁC LOẠI MÁY BAY HIỆN ĐẠI DO LB NGA SẢN XUẤT (1) (1) PHẠM XUÂN NINH , TRẦN THANH TUẤN , (2) (2) LÊ TIẾN HẢI , NGUYỄN MINH HẢI VÀ CS. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay ngành Hàng không - Vũ trụ của LB Nga đã cho ra đời nhiều loạimáy bay chiến đấu hiện đại, có độ cơ động cao như SU-27, SU-30, SU-35. Để làmchủ được các phương tiện hiện đại đó, đòi hỏi người phi công phải có sức khỏe tốt,phải thích nghi được với các điều kiện khắc nghiệt trong khi bay như quá tải, gia tốc,thiếu ôxy... Lái máy bay, đặc biệt là máy bay quân sự (tiêm kích hoặc cường kích) làmột loại hình lao động nghề nghiệp đặc biệt, người phi công phải có sức chịu đựngtốt về thể lực, có sự sáng suốt, minh mẫn về trí óc, có khả năng huy động các chứcnăng quan trọng của cơ thể để đáp ứng có hiệu quả với các yếu tố bất lợi trong môitrường bên ngoài. Trong hoạt động nghề nghiệp, phi công phải chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố bất lợi đối với sức khỏe như nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, chịu tác độngcủa gia tốc, quá tải, bức xạ mặt trời, thiếu ôxy, bài bay khó, phức tạp, đòi hỏi phải cócác thao tác trên không nhanh, gọn, chính xác, đảm bảo an toàn. Những yếu tố đógây nên stress về mặt tâm - sinh lý cho người phi công. Những yếu tố bất lợi củamôi trường không những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phi công, mà còn làm chocơ thể nhanh mệt mỏi, làm giảm khả năng lao động, tốc độ xử lý thông tin chậm,gây ra những bất lợi về mặt tâm lý, căng thẳng thần kinh, có thể dẫn đến tai nạn bay.Trong các sự cố tai nạn máy bay, yếu tố con người đóng vai trò chủ yếu. Trạng tháisức khỏe không tốt, tâm lý không ổn định, phản xạ chậm với những tình huống bấtngờ, xử lý không đúng đối với một số trục trặc kỹ thuật trên không, tất cả nhữngđiều đó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Theo kết quả nghiên cứu của V. S. Novikov (1997), 65% khả năng chiến đấucủa phi công phụ thuộc vào trạng thái chức năng của cơ thể, chỉ có 35% phụ thuộcvào các phương tiện kỹ thuật chiến tranh. Trong Y học Hàng không, vấn đề giữ gìnsức khỏe và nâng cao khả năng lao động nhằm bảo đảm an toàn bay và kéo dài tuổibay cho phi công có một ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, Viện Y sinh Nhiệt đới/Trungtâm Nhiệt đới Việt - Nga đã phối hợp với Viện Y học Phòng không - Khôngquân/Quân chủng Phòng không - Không quân và Viện nghiên cứu Y học laođộng/Viện Hàn Lâm Y học LB Nga đã tiến hành nghiên cứu điều kiện lao động vàảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp đến tình trạng sức khỏe, khả năng lao độngvà chiến đấu của phi công quân sự Việt Nam, qua đó đề xuất các biện pháp bảo vệsức khỏe và kéo dài tuổi bay cho phi công. 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu - Đánh giá điều kiện lao động của phi công quân sự Việt Nam;72 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 08, 6 - 2015Nghiên cứu khoa học công nghệ - Đánh giá tình trạng sức khỏe của phi công lái các loại máy bay hiện đại doLB Nga sản xuất qua một số chỉ số về sinh lý. 2.2. Đối tượng Nghiên cứu được tiến hành trên 53 phi công tại 04 sân bay, trong đó 15 phicông lái máy bay MIG-21 và 38 phi công lái máy bay SU-27, SU-30. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Điều tra dịch tễ học Điều tra điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện ăn ở, sinh hoạt các thói quen cóhại, môi trường sống… của phi công qua phỏng vấn trực tiếp và qua phiếu điều tradịch tễ học (anketa). 2.3.2. Nghiên cứu các chỉ số về môi trường lao động của phi công Khảo sát các chỉ số môi trường lao động của phi công tại 04 sân bay theo“Thường quy y học lao động và vệ sinh môi trường”của Bộ Y tế. - Các chỉ số vi khí hậu: Đo nhiệt độ khô, nhiệt độ ướt, nhiệt độ cầu, độ ẩm, tốcđộ gió tại sân bay bằng máy đo vi khí hậu Questemp-36 (Nhật Bản) tại các thời điểmbắt đầu cho đến khi kết thúc ban bay (mỗi giờ đo 1 lần), lấy giá trị trung bình. - Tiếng ồn: Được đo bằng máy Quest 3M sound level (Nhật Bản) trong khoangmáy bay và ở các khoảng cách 1 m, 5 m, 15 m, 50 m, 100 m, 150 m và 200 m (tạiđường băng nơi các nhân viên kỹ thuật làm việc và nhà chờ của phi công), đo khimáy bay nổ máy tại chỗ, khi lăn bánh, khi tăng lực, cất cánh, hạ cánh. - Đo bụi: Máy đo bụi DustTrack II-8532 (CHLB Đức) - đo bụi bằng toàn phầnvà bụi hô hấp nồng độ PM1; PM2,5; PM 4,0 và PM 10,0 tại các vị trí: Buồng nghỉphi công, sân đỗ máy bay và khi bay huấn luyện. - Đo điện từ trường: Máy đo FMG 9001-9EH (Thụy Sĩ); Máy đo bức xạ ionhóa Radiatio ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: