Danh mục tài liệu

Nghiên cứu giá trị sử dụng của thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ở Vườn Quốc gia Phú Quốc

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.92 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài với mục tiêu nhằm nghiên cứu giá trị sử dụng của thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ở Vườn Quốc gia Phú Quốc. Nghiên cứu cũng đã đề xuất lựa chọn một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao để phát triển ở khu vực.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu giá trị sử dụng của thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ở Vườn Quốc gia Phú Quốc Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA THỰC VẬT CHO LÂM SẢN NGOÀI GỖ Ở VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC Trần Ngọc Việt Anh1, Hoàng Thị Minh Huệ2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Với những đặc điểm riêng có về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình và biển đảo, với những hệ sinh thái rừng lá rộng, hệ sinh thái rừng bán ngập và hệ sinh thái rừng ngập mặn, Vườn quốc gia Phú Quốc chứa đựng trong nó rất nhiều loài cây, dạng sống khác nhau. Riêng thực vật cho lâm sản ngoài gỗ đã ghi nhận được 582 loài thuộc 381 chi và 126 họ trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Về giá trị sử dụng được chia thành các nhóm sau: Nhóm làm dược liệu có 464 loài; nhóm dùng làm thực phẩm có 91 loài; nhóm làm cảnh có 110 loài; nhóm cho dầu béo, tinh dầu có 34 loài; nhóm tanin, màu nhuộm, nhựa sáp có 47 loài; nhóm cây cho sợi có 42 loài; nhóm giá trị sử dụng khác có 63 loài đã khẳng định tính đa dạng và tiềm năng của thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ở Vườn quốc gia. Nghiên cứu cũng đã đề xuất lựa chọn một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao để phát triển ở khu vực. Từ khóa: Bảo tồn, giá trị sử dụng, lâm sản ngoài gỗ, Vườn quốc gia Phú Quốc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các loài cây Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) không những tham gia vào cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ của hệ sinh thái rừng, mà còn là nguồn sinh kế lâu dài của người dân bản địa vùng nông thôn. Ngoài ra, các loài lâm sản ngoài gỗ còn phản ánh tính đa dạng của hệ thực vật về thành phần loài, dạng sống, phân bố cũng như giá trị sử dụng của nó đối với đời sống con người. Vườn quốc gia (VQG) Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang có hệ sinh thái rừng cây lá rộng thường xanh, hệ sinh thái rừng ngập nước theo mùa và hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi đây đang chứa đựng nhiều tài nguyên thực vật cho lâm sản ngoài gỗ có giá trị sử dụng, giá trị đa dạng sinh học và bảo tồn cao. Bài báo này phản ánh các kết quả nghiên cứu về tài nguyên thực vật cho lâm sản ngoài gỗ tại Vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang về thành phần loài và giá trị sử dụng. Với mục tiêu đánh giá được thực trạng thành phần loài, công dụng của các loài cây cho lâm sản ngoài gỗ tại điểm nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu tập trung vào các nhóm giá trị sử dụng. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật bậc cao có mạch cho lâm sản ngoài gỗ trong khu vực Vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Lập 10 tuyến điều tra qua các hệ sinh thái, các trạng thái rừng và các dạng địa hình khác nhau. Lập 20 ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích mỗi ô 1000 m2 đại diện cho trạng thái rừng, từng kiểu thảm thực vật, ở những độ cao khác nhau. Kết hợp phỏng vấn 15 cá nhân bao gồm người khai thác, thu mua lâm sản ngoài gỗ, cán bộ Vườn quốc gia. Kế thừa các báo cáo có liên quan của Vườn quốc gia để xác định thành phần loài và công dụng. Phân loại nhóm giá trị sử dụng cây lâm sản ngoài gỗ: Áp dụng theo phân nhóm trong tài liệu “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” (Dự án Lâm sản ngoài gỗ pha II, 2007). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài cây lâm sản ngoài gỗ theo nhóm giá trị sử dụng ở VQG Phú Quốc Kết quả điều tra ở Vườn quốc gia Phú Quốc ghi nhận 582 loài cây cho LSNG với 877 lượt giá trị sử dụng (1 loài cho khoảng 1,5 lượt giá trị sử dụng). Kết quả này được thể hiện trong bảng 1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2018 77 Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường Bảng 1. Thống kê thực vật cho LSNG theo nhóm giá trị sử dụng ở VQG Phú Quốc STT Giá trị sử dụng Ký hiệu Số loài Tỉ lệ (%) 1 Cây dùng làm thuốc THU 464 79,73 2 Cây làm thực phẩm ANĐ 91 15,64 3 Cây làm cảnh CAN 110 18,90 4 Cây cho dầu béo CDB 5 0,86 5 Cây cho tinh dầu CTD 29 4,98 6 Cây cho tanin, nhựa TAN 47 8,08 7 Cây cho sợi SOI 42 7,22 8 Cây độc DOC 26 4,47 9 Cây có giá trị sử dụng khác KH 63 10,82 877 150,69 Tổng số lượt loài có giá trị sử dụng Ghi chú: Cây dùng làm thuốc – THU; Cây ăn được – ANĐ; Cây làm cảnh – CAN; Cây cho dầu béo – CDB; Cây cho tinh dầu – CTD; Cây cho tannin, nhựa, nhuộm – TAN; Cây cho sợi – SOI; Cây độc – DOC; Cây có giá trị sử dụng khác – KH. 3.1.1. Nhóm cây làm thuốc Cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng là nhóm tài nguyên LSNG có vị trí quan trọng. Bởi lẽ, cây làm thuốc chiếm một số lượng lớn các loài trong các quần xã rừng. Cây thuốc còn là nhóm tài nguyên thực vật có giá trị sử dụng rộng rãi để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời chúng cũng có giá trị kinh tế cao. Kết quả điều tra ở Vườn quốc gia đã ghi nhận được 464 loài cây làm thuốc trong số 582 loài cây LSNG, chiếm 79,73% tổng số loài LSNG, trong đó có nhiều loài cây thuốc nổi tiếng được người dân địa phương thường xuyên sử dụng, đồng thời khai thác trái phép để bán cho du khách như Bách bệnh (Eurycoma longifolia), Song ly to (Dischidia major), Hà thủ ô nam (Streptocaulon juventas), Ổ kiến (Hydnophytum formicarum), Đuôi phụng lá sồi (Drynaria quercifolia), Tơ xanh (Cassytha filiformis), Nắp ấm (Nepenthes thorelii), Lạc tiên (Passiflora foetida), Kim cang (Smilax corbularia)… 3.1.2. Nhóm cây làm thực phẩm Trong nguồn tài nguyên LSNG ở Vườn 78 quốc gia Phú Quốc, nhóm cây làm thực phẩm có số loài đứng thứ ba sau nhóm cây thuốc và cây làm cảnh. Qua điều tra phát hiện đã ghi nhận được ở đây tổng số 91 loài cây ăn được. Trong đó có nhiều loài cây ăn trái, lấy củ phổ biến như Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Dẻ (Lithocarpus annamensis), Mít rừng (Artocarpus spp), Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus), Dâu gia (Baccaurea harmandii), Thanh trà (Bouea oppositifolia), Khoai từ (Dioscorea spp.)… và nhiều cây làm rau ăn phổ biến như Choại (Stenochlaena palustris), Bứa núi (Garcinia oliveri), Vọng cách (Premna corymbosa), Vông nem (Erythrina variegata)… Hiện nay, việc sử dụng rau rừng đang được nhiều người dân địa phương và khách du lịch ưa chuộng hơn so với rau trồng, vì rau rừng hái từ thiên nhiên, không sử dụng phân bón, hóa chất, đồng thời có hương vị đ ...