
Nghiên cứu hiệu quả chống phóng xạ của các hạt nano cầu vô định hình vận chuyển chất chống oxy hóa genistein
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu hiệu quả chống phóng xạ của các hạt nano cầu vô định hình vận chuyển chất chống oxy hóa genisteinNghiên cứu khoa học công nghệ NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHỐNG PHÓNG XẠ CỦA CÁC HẠT NANO CẦU VÔ ĐỊNH HÌNH VẬN CHUYỂN CHẤT CHỐNG OXY HÓA GENISTEIN (1) (2) (2) NGUYỄN HỒNG QUANG , CHUPIN V.V , SVET V.I , (3) (4) KOVTUN V.YU , GREBENYUK A.N 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nhu cầu nghiên cứu bảo vệ con người khỏi hậu quả của các tác nhânphóng xạ đang là một vấn đề quan trọng và cấp thiết. Các chất chống oxy hóa đangđược nghiên cứu và sử dụng rất nhiều trong việc bào chế các chế phẩm chống cácbệnh nhiễm phóng xạ. Các hợp chất này có khả năng bổ sung điện tích cho các gốctự do hoặc trung hòa các dạng oxy hoạt động được hình thành trong cơ thể khinhiễm xạ để triệt tiêu khả năng phá hủy các thành phần tế bào của các tác nhân này.Một trong số các hoạt chất chống oxi hóa tiềm năng đang được tập trung nghiên cứulà genistein được tách chiết từ hạt của một số cây họ đậu là chất có thể sử dụng đểbào chế thành chế phẩm chống phóng xạ hiệu quả nhờ có hoạt tính chống oxy hóamạnh và không biểu hiện độc tính cũng như tác dụng phụ khi đưa vào cơ thể [1, 2]. Tuy nhiên việc bào chế các chế phẩm từ hợp chất genistein dạng tự do gặpphải những khó khăn do tính kỵ nước mạnh của nó. Để khắc phục vấn đề này,phương án bào chế chất mang genistein dạng nano đã được nhóm tác giả cân nhắcvà thực hiện. Ngoài ra, cho đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu về dạng nano củagenistein vẫn còn rất hạn chế và việc xem xét hiệu quả chống phóng xạ của chếphẩm nano từ genistein đang là một hướng nghiên cứu nhiều tiềm năng. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Hóa chất, thiết bị nghiên cứu Các hóa chất bao gồm: Hỗn hợp triterpenoid của lớp vỏ cây bạch dương(CTB) được tách chiết tại trường đại học tổng hợp kỹ thuật Moscow - Liên bangNga; Cholesterin hemisucsinat (CHS) có hàm lượng ≥ 99% (Sigma - Aldrich) dùnglàm chất làm ổn định lớp màng hạt nano; Na2HPO4 (Sigma - Aldrich);NaH2PO4 (Sigma - Aldrich); Tetrahydrofuran (THF) (Sigma - Aldrich); Hợp chấtgenistein với độ tinh sạch ≥ 99% được tách chiết tại trung tâm khoa học “Farmzasit”thuộc Viện Hàn Lâm khoa học Liên bang Nga; Nước cất được lọc qua bộ lọc vớikích thước lỗ 22 nm (Millipore - Mỹ). Nghiên cứu đã sử dụng các thiết bị: Hệ thống máy cô cất quay Laborota 4000(Heidolph, Đức); máy khuấy từ IkaRHbasic (IkaLabortechnik, Đức); bể siêu âmSonorexTK-52 (Bandelin, Đức), máy quang phổ UV-VIS Biowave (Biochrom US,Mỹ); máy Vortex LabDancer (IkaLabortechnik, Đức); máy ly tâm CM-6M (ELMI,Latvia). Hệ thống hiển vi điện tử Joel 100СХ (Nhật) với độ phóng đại 20000 lần. Hệthống phân tích kích thước các hạt cầu và xác định điện thế zeta bề mặt Delsa™Nаnо (Вескmаn Coulter, Inc.). Hệ thống quang phổ tự tương quan “Nanosizer”(Submicron Particale Sizer Nicomp 380- Mỹ).Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 10, 06 - 2016 71 Nghiên cứu khoa học công nghệ 2.2. Phương pháp thu nhận chế phẩm nano cầu vô định hình (Sphericalamorphous nanoparticles - SaNP) tải genistein Vật liệu nano dành cho việc bào chế được nhóm tác giả sử dụng là các cấu trúcnano SaNP được tạo thành từ hỗn hợp triterpenoid của lớp vỏ cây bạch dương (hình1). Hỗn hợp này có ba thành phần chính với tỉ lệ hàm lượng lần lượt là: betulin 60%;lupeol 30% và kofeat betulin 10%, trong đó chỉ có kofeat betulin với cấu trúc hóahọc hai đầu khác nhau (một kỵ nước, một ưa nước) có khả năng cuộn tròn trong môitrường nước thành các SaNP [3]. Các hạt SaNP có kích thước trung bình từ100÷200nm, không có độc tính và nhờ cấu trúc đặc biệt của mình có thể bao bọc vàvận chuyển được các hợp chất thuốc kỵ nước, trong đó có genistein. (а) (b) (c)Hình 1. Các thành phần chính của hỗn hợp triterpenoid của lớp vỏ cây bạch dương: (a) - betulin 60%; (b) - lupeol 30%; (c) - kofeat betulin 10% Các thành phần cần thiết để bào chế chế phẩm nano bao gồm: hỗn hợp CTBhòa tan trong THF 5mg/ml (A); hợp chất genistein hòa tan trong THF 1mg/ml (B);CHS hòa tan trong THF 1mg/ml (C); đệm phophat nồng độ 10-2 M, pH 7,5. Phương pháp bào chế: Trong bình cầu thể tích 100 ml hòa trộn 1 ml dung dịchA và 0,5 ml dung dịch B (hàm lượng genistein tương ứng với 10% theo tỉ lệ với hàmlượng CTB). Để ổn định cấu trúc lớp màng và gia tăng tính ổn định bề mặt cho các hạtnano, bổ sung thêm 0,1 ml dung dịch C (hàm lượng tương ứng với 2% theo tỉ lệ vớihàm lượng CTB). Hỗn hợp các dung dịch trên được khuấy trộn bằng máy khuấy từtrong 1 phút, sau đó bổ sung thêm 25 ml dung dịch đệm phophat và tiếp tục khuấytrong thời gian từ 7÷10 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Công nghệ nhiệt đới Hạt nano cầu vô định hình Hỗn hợp triterpenoid Vỏ cây bạch dương Hiệu quả chống phóng xạ Chế phẩm nanoTài liệu có liên quan:
-
12 trang 196 0 0
-
Đa dạng sinh học và khả năng ứng dụng của nấm men đen trong sản xuất erythritol
8 trang 57 0 0 -
Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam
13 trang 57 0 0 -
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm nano trong nuôi cấy mô cây mía (Saccharum offcinarum L.)
6 trang 49 0 0 -
Nghiên cứu định lượng vai trò, chức năng của rừng đối với khí hậu tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
10 trang 42 0 0 -
10 trang 42 0 0
-
Nghiên cứu chế tạo keo 88CA.VN dùng thay thế keo 88CA nhập ngoại
7 trang 41 0 0 -
Định hình hướng nghiên cứu sinh thái cạn tại Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga
8 trang 37 0 0 -
Đa dạng nguồn cây dược liệu khu di tích K9 - Đá Chông và vùng phụ cận
12 trang 35 0 0 -
Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo probiotics từ Bacillus clausii dạng bào tử
7 trang 34 0 0 -
Thử nghiệm nuôi cá ngựa đen (Hippocampus kuda Bleeker, 1852) bố mẹ thế hệ thứ I tại Khánh Hòa
10 trang 27 0 0 -
Các chất ức chế ăn mòn kim loại ИФХАН
6 trang 26 0 0 -
4 trang 26 0 0
-
Kết quả ứng dụng ban đầu thiết bị chống hà bám trong môi trường biển nhiệt đới
7 trang 26 0 0 -
12 trang 24 0 0
-
8 trang 23 0 0
-
Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang
9 trang 21 0 0 -
Nghiên cứu ảnh hưởng của bột nhôm đến một số tính chất của thuốc nổ nhũ tương
9 trang 21 0 0 -
Một số đặc điểm diễn thế thứ sinh thảm thực vật nhiệt đới gió mùa miền Trung Việt Nam
10 trang 20 0 0 -
Thành phần loài và phân bố của cá trong các thủy vực rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
12 trang 20 0 0