Danh mục tài liệu

Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim tại vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 446.32 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết giới thiệu vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam và là nơi chứa đựng nhiều giá trị khoa học. Tổ thành loài cây gỗ có số lượng loài cây xuất hiện dao động từ 36 - 50 loài và có nhiều hơn 4 loài tham gia vào công thức tổ thành tạo thành các ưu hợp khác nhau theo đai độ cao. Với mật độ trung bình số cây trong ô tiêu chuẩn là 203 cây, phân.bố số cây theo đường kính (N/D1.3) tuân theo quy luật phân bố khoảng cách, còn phân bố N/Hvn không tuân theo các quy luật phân bố được khảo sát...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim tại vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà Tạp chí KHLN 2/2014 (3255 - 3263) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH HỖN GIAO CÂY LÁ RỘNG, CÂY LÁ KIM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ Nguyễn Trọng Bình Khoa Lâm học - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Từ khóa: Đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà  Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam và là nơi chứa đựng nhiều giá trị khoa học. Tổ thành loài cây gỗ có số lượng loài cây xuất hiện dao động từ 36 - 50 loài và có nhiều hơn 4 loài tham gia vào công thức tổ thành tạo thành các ưu hợp khác nhau theo đai độ cao. Với mật độ trung bình số cây trong ô tiêu chuẩn là 203 cây, phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3) tuân theo quy luật phân bố khoảng cách, còn phân bố N/Hvn không tuân theo các quy luật phân bố được khảo sát. Mức độ đa dạng sinh học ở khu vực được đánh giá là cao với tổng số 61 loài được ghi nhận trong 1.833 cá thể cây thân gỗ thuộc 27 họ với nhiều dạng sống khác nhau. Lớp cây tái sinh với một số loài tham gia chủ yếu vào công thức tổ thành như: Kha thụ gai quả (Castanopsis echidnocarpa); Dung (Symplocos racemosa); Đỗ quyên (Rhododendron klossii); Sơn trà (Eriobotrya angustissima) và Cáp mộc việt nam (Craibiodemdron heryi). Mật độ cây tái sinh trung bình 20.516 cây/ha và phân thành 4 cấp chiều cao với tỷ lệ gần 40% ở cấp chiều cao 1 - 2m. Tái sinh tự nhiên chịu ảnh hưởng rõ rệt của các nhân tố cây bụi và thảm tươi còn các nhân tố địa hình; độ tàn che có tác động không đáng kể.  Research on forest structure characteristics and biodiversity of closed evergreen mixed broad and needle leaf forest type in Bidoup - Nui Ba National Park Key words: Bidoup Nui Ba National Park, biodiversity  Bidoup - Nui Ba National Park is one of the four national biodiversity centers of Vietnam and the place contenting significantly scientific value. Tree species composition ranged from 36 - 50 species and there were more than 4 species that participated in composition formula to creat many different dominances following height belt. With having the average density of 203 trees per plot, the distribution of tree number and diameter (N/D1.3) conformed to decreased distribution rule; meanwhile, the distribution of N/Hvn did not conform any researched rules. Biodiversity in the region was considered high with 61 species were recorded in the total of 1,833 individual trees belonging to 27 families and many different life forms. Regeneration trees had some primarily species engaged in compostion formula such as: Castanopsis echidnocarpa, Symplocos racemosa, Rhododendron klossii, Eriobotrya angustissima and Craibiodemdron heryi. Average density of tree regeneration was 20.516 trees perha and divided into 4 height classes with the largest proportion (accounting for nearly 40%) at the height class of 1 - 2m. Natural regeneration was influenced sigfinicantly by the group factors of shrubs, vegetation, and terrian while the cover rate had negligible impact.  3255 Tạp chí KHLN 2014 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà với diện tích 70.038ha là một trong năm VQG có diện tích lớn nhất Việt Nam. Nằm trên cao nguyên Lang Biang, được các nhà khoa học đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsov A.N., 2011). Trong các kiểu thảm thực vật rừng thì kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp với diện tích 21.577ha là kiểu rừng có diện tích lớn nhất. Ngoài ra kiểu rừng hỗn giao lá rộng, lá kim cũng chiếm diện tích khá lớn với 16.258ha tại VQG Bidoup - Núi Bà (Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, 2011). Đặc trưng nổi bật nhất của kiểu rừng này là có cấu trúc rất đa dạng. Hiện tại, các nghiên cứu về cấu trúc rừng ở VQG Bidoup - Núi Bà vẫn còn ít và hạn chế. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về công tác bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng của VQG, Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng sinh học kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng và cây lá kim tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà nhằm góp phần bổ sung những hiểu biết về cấu trúc quần xã thực vật rừng, tính đa dạng sinh học và hướng phát triển bền vững, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tại VQG Bidoup Núi Bà và trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao ở Việt Nam. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào việc xác định một số đặc điểm về cấu trúc quần xã thực vật (QXTV) rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng và lá kim; đặc điểm thảm thực vật rừng, tổ thành, mật độ; tầng thứ; phân bố cây theo chiều cao vút ngọn, theo cỡ đường kính; 3256 Nguyễn Trọng Bình, 2014(2) độ tàn che và mối quan hệ loài. Ngoài ra, nghiên cứu còn tiến hành xác định một số đặc điểm tái sinh của các loài cây gỗ trong giai đoạn ...