Nghiên cứu mức độ ô nhiễm của các polyclo biphenyl (PCBs) trong mẫu bụi mặt đường tại một số khu vực ở miền Bắc Việt Nam
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 232.20 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong nghiên cứu này, hàm lượng của 7 polyclo biphenyl (PCBs) được xác định trong 18 mẫu bụi mặt đường lấy tại 3 khu vực đại diện ở miền Bắc Việt Nam là Hà Nội, Thái Nguyên và Bắc Giang. Kết quả đánh giá rủi ro sức khỏe con người liên quan đến bụi đường phố bị ô nhiễm bởi PCBs tại các khu vực trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đối thấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mức độ ô nhiễm của các polyclo biphenyl (PCBs) trong mẫu bụi mặt đường tại một số khu vực ở miền Bắc Việt NamKỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”DOI: 10.15625/vap.2019.000230 NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CỦA CÁC POLYCLO BIPHENYL (PCBS) TRONG MẪU BỤI MẶT ĐƢỜNG TẠI MỘT SỐ KHU VỰC Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM Nguyễn Thị Quỳnh Hoa1*, Nguyễn Thị Ánh Hường2, Lê Như Đa3, Bùi Minh Hiển2, Đinh Lê Minh2, Từ Bình Minh2, Hoàng Quốc Anh2* 1 Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Khoái Châu, Hưng Yên, Email: hoameo2011@gmail.com 2 Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội, Email: hoangquocanh1990@gmail.com 3 Viện Hóa học Các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Email: dalenhu@gmail.comTÓM TẮT Trong nghiên cứu này, hàm lượng của 7 polyclo biphenyl (PCBs) được xác định trong 18 mẫubụi mặt đường lấy tại 3 khu vực đại diện ở miền Bắc Việt Nam là Hà Nội, Thái Nguyên và BắcGiang. Hàm lượng PCBs cao nhất được phát hiện trong mẫu bụi tại Thái Nguyên (trung vị là 5,8;khoảng dao động là 2,1-22 ng/g), tiếp theo là trong mẫu bụi tại Hà Nội (3,5; 2,4-9,7 ng/g) và thấpnhất là trong mẫu bụi tại Bắc Giang (0,060; 0,01-0,33 ng/g). Các kết quả phân tích trên phản ánhmối liên hệ giữa hàm lượng PCBs trong bụi mặt đường với mức độ công nghiệp hóa và đô thị hóa.Kết quả đánh giá rủi ro sức khỏe con người liên quan đến bụi đường phố bị ô nhiễm bởi PCBs tạicác khu vực trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đối thấp. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiếp theovề sự tồn tại và ảnh hưởng tiêu cực của PCBs và các chất ô nhiễm hữu cơ khác trong mẫu bụi mặtđường tại Việt Nam là rất cần thiết. Từ khóa: PCBs, bụi mặt đường, khu vực đô thị, khu công nghiệp, đánh giá rủi ro.1. GIỚI THIỆU Các chất polyclo biphenyl (PCBs) được liệt kê vào Phụ lục A và Phụ lục C của Công ướcStockholm, là một nhóm các hoá chất nhân tạo được sử dụng rộng rãi trước đây [1]. Có 209 đồngloại phân tử PCBs có cấu trúc cơ bản tượng tự nhau. Trong đó, 7 đồng loại gồm PCB 28, -52, -101,-118, -138, -153 và -180 (7PCBs) thường được phát hiện trong mẫu môi trường, vì vậy chúngthường được sử dụng làm chỉ số cho ô nhiễm PCB trong môi trường và được gọi là các PCBs chỉthị [2]. Dư lượng PCBs trong các đối tượng môi trường và sinh học ở Việt Nam đã được nghiên cứutừ những năm 1990 [2, 4]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát, lấy mẫu và phântích hàm lượng của các PCBs trong mẫu bụi mặt đường ở 3 khu vực đại diện cho đô thị, khu côngnghiệp và nông thôn tương ứng tại Hà Nội, Thái Nguyên và Bắc Giang, với mục tiêu đánh giá hàmlượng, đặc trưng tích lũy, cũng như đưa ra những dự đoán về nguồn phát thải, đánh giá rủi ro sứckhỏe con người thông qua tiếp xúc với bụi đường bị ô nhiễm bởi 7PCBs.2. PHƢƠNG PHÁP 2.1. Thu thập mẫu bụi mặt đường Nghiên cứu được thực hiện với 18 mẫu bụi mặt đường được thu thập trong tháng 8 và tháng 9năm 2016 tại 3 tỉnh ở miền Bắc Việt Nam, gồm: Hà Nội (HN), Thái Nguyên (TN) và Bắc Giang(BG). 2.2. Phân tích PCBs trong mẫu bụi Các PCBs được phân tích trên hệ thống GC-MS (GC 7890B - MS 5977A, AgilentTechnologies) với cột tách DB-5MS (30 m × 0,25 mm × 0,25 μm, Agilent Technologies) ở chế độion hóa va đập electron (EI) và quan sát chọn lọc ion (SIM). Chất chuẩn được cung cấp bởi 665Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”Wellington Laboratories, hóa chất và dung môi đều là tinh khiết cho phân tích dư lượng PCBs củaWako Pure Chemical Industries.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hàm lượng PCBs trong mẫu bụi mặt đường Kết quả phân tích hàm lượng của 7 chất PCBs bao gồm PCB-28, -52, -101, -118, -138, -153,và -180 cho thấy, các mẫu lấy ở Thái Nguyên có hàm lượng tổng các PCBs (Σ7PCBs) cao nhất (giátrị trung vị là 5,8; khoảng hàm lượng là 2,1-22 ng/g), tiếp đến là các mẫu tại Hà Nội (3,5; 2,4-9,7ng/g), mẫu lấy ở khu vực Bắc Giang có hàm lượng Σ7PCBs thấp nhất (0,06; 0,01-0,33 ng/g). Thứtự này cho thấy hàm lượng Σ7PCBs trong mẫu bụi mặt đường có liên quan chặt chẽ đến mức độcông nghiệp hóa và đô thị hóa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa một số đồng loại PCBsvới hàm lượng tổng Σ209PCBs [4, 5]. Trong đó, hàm lượng Σ209PCBs có thể được ước tính từΣ7PCBs nhân với hệ số 4 trong trầm tích [5] và cá [4]. Áp dụng cách tính này, có thể ngoại suy raΣ209PCBs trong mẫu bụi tại Bắc Giang, Hà Nội và Thái Nguyên tương ứng là (0,24; 0,04-1,32ng/g), (14; 9,6-38,8 ng/g) và (24; 8,4-88 ng/g). 3.2. Đặc trưng tích lũy và nguồn phát thải 7PCBs Đặc trưng tích lũy của 7 PCBs trong mẫu bụi mặt đường được thể hiện ở Hình 1 cho thấy,nồng độ của các đồng loại chứa 5, 6 và 7 clo (PCB-101, -118, -138, -153 và -180) trong các mẫubụi mặt đường ở Hà Nội chiếm tỉ lệ cao hơn so với PCB-28 và PCB-52. Tỉ lệ này phù hợp với kếtquả của các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam [4, 5] và cũng tương đồng với thành phần của hỗnhợp PCB nhập khẩu từ Nga (Sovol) hoặc Trung Quốc (PCB5) vào Việt Nam trong giai đoạn 1960-1990 [2]. Trong khi đó, nhóm đồng loại chứa 3, 4 clo (PCB-28 và PCB-52) có hàm lượng cao hơntrong các mẫu bụi đường khu công nghiệp ở Thái Nguyên với tỉ lệ PCB-28 lên đến 51%, tiếp theolà PCB-52 chiếm 13%, cho thấy sự phát thải PCBs gần nguồn và liên tục trong khu công nghiệp này[3]. Các PCBs có khối lượng phân tử thấp và chứa 3, 4 clo, nhìn chung kém bền và dễ bay hơi hơnso với các PCBs chứa 5, 6, 7 clo, sự tồn tại các PCBs này tại Thái Nguyên phản ánh sự phát thải từcác hoạt động công nghiệp vẫn đang tiếp diễn [3]. Hình 1. Đặc trưng tích lũy 7 PCBs trong mẫu bụi mặt đường tại Thái ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu mức độ ô nhiễm của các polyclo biphenyl (PCBs) trong mẫu bụi mặt đường tại một số khu vực ở miền Bắc Việt NamKỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”DOI: 10.15625/vap.2019.000230 NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CỦA CÁC POLYCLO BIPHENYL (PCBS) TRONG MẪU BỤI MẶT ĐƢỜNG TẠI MỘT SỐ KHU VỰC Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM Nguyễn Thị Quỳnh Hoa1*, Nguyễn Thị Ánh Hường2, Lê Như Đa3, Bùi Minh Hiển2, Đinh Lê Minh2, Từ Bình Minh2, Hoàng Quốc Anh2* 1 Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Khoái Châu, Hưng Yên, Email: hoameo2011@gmail.com 2 Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội, Email: hoangquocanh1990@gmail.com 3 Viện Hóa học Các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Email: dalenhu@gmail.comTÓM TẮT Trong nghiên cứu này, hàm lượng của 7 polyclo biphenyl (PCBs) được xác định trong 18 mẫubụi mặt đường lấy tại 3 khu vực đại diện ở miền Bắc Việt Nam là Hà Nội, Thái Nguyên và BắcGiang. Hàm lượng PCBs cao nhất được phát hiện trong mẫu bụi tại Thái Nguyên (trung vị là 5,8;khoảng dao động là 2,1-22 ng/g), tiếp theo là trong mẫu bụi tại Hà Nội (3,5; 2,4-9,7 ng/g) và thấpnhất là trong mẫu bụi tại Bắc Giang (0,060; 0,01-0,33 ng/g). Các kết quả phân tích trên phản ánhmối liên hệ giữa hàm lượng PCBs trong bụi mặt đường với mức độ công nghiệp hóa và đô thị hóa.Kết quả đánh giá rủi ro sức khỏe con người liên quan đến bụi đường phố bị ô nhiễm bởi PCBs tạicác khu vực trong nghiên cứu của chúng tôi là tương đối thấp. Tuy nhiên, các nghiên cứu tiếp theovề sự tồn tại và ảnh hưởng tiêu cực của PCBs và các chất ô nhiễm hữu cơ khác trong mẫu bụi mặtđường tại Việt Nam là rất cần thiết. Từ khóa: PCBs, bụi mặt đường, khu vực đô thị, khu công nghiệp, đánh giá rủi ro.1. GIỚI THIỆU Các chất polyclo biphenyl (PCBs) được liệt kê vào Phụ lục A và Phụ lục C của Công ướcStockholm, là một nhóm các hoá chất nhân tạo được sử dụng rộng rãi trước đây [1]. Có 209 đồngloại phân tử PCBs có cấu trúc cơ bản tượng tự nhau. Trong đó, 7 đồng loại gồm PCB 28, -52, -101,-118, -138, -153 và -180 (7PCBs) thường được phát hiện trong mẫu môi trường, vì vậy chúngthường được sử dụng làm chỉ số cho ô nhiễm PCB trong môi trường và được gọi là các PCBs chỉthị [2]. Dư lượng PCBs trong các đối tượng môi trường và sinh học ở Việt Nam đã được nghiên cứutừ những năm 1990 [2, 4]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát, lấy mẫu và phântích hàm lượng của các PCBs trong mẫu bụi mặt đường ở 3 khu vực đại diện cho đô thị, khu côngnghiệp và nông thôn tương ứng tại Hà Nội, Thái Nguyên và Bắc Giang, với mục tiêu đánh giá hàmlượng, đặc trưng tích lũy, cũng như đưa ra những dự đoán về nguồn phát thải, đánh giá rủi ro sứckhỏe con người thông qua tiếp xúc với bụi đường bị ô nhiễm bởi 7PCBs.2. PHƢƠNG PHÁP 2.1. Thu thập mẫu bụi mặt đường Nghiên cứu được thực hiện với 18 mẫu bụi mặt đường được thu thập trong tháng 8 và tháng 9năm 2016 tại 3 tỉnh ở miền Bắc Việt Nam, gồm: Hà Nội (HN), Thái Nguyên (TN) và Bắc Giang(BG). 2.2. Phân tích PCBs trong mẫu bụi Các PCBs được phân tích trên hệ thống GC-MS (GC 7890B - MS 5977A, AgilentTechnologies) với cột tách DB-5MS (30 m × 0,25 mm × 0,25 μm, Agilent Technologies) ở chế độion hóa va đập electron (EI) và quan sát chọn lọc ion (SIM). Chất chuẩn được cung cấp bởi 665Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường”Wellington Laboratories, hóa chất và dung môi đều là tinh khiết cho phân tích dư lượng PCBs củaWako Pure Chemical Industries.3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hàm lượng PCBs trong mẫu bụi mặt đường Kết quả phân tích hàm lượng của 7 chất PCBs bao gồm PCB-28, -52, -101, -118, -138, -153,và -180 cho thấy, các mẫu lấy ở Thái Nguyên có hàm lượng tổng các PCBs (Σ7PCBs) cao nhất (giátrị trung vị là 5,8; khoảng hàm lượng là 2,1-22 ng/g), tiếp đến là các mẫu tại Hà Nội (3,5; 2,4-9,7ng/g), mẫu lấy ở khu vực Bắc Giang có hàm lượng Σ7PCBs thấp nhất (0,06; 0,01-0,33 ng/g). Thứtự này cho thấy hàm lượng Σ7PCBs trong mẫu bụi mặt đường có liên quan chặt chẽ đến mức độcông nghiệp hóa và đô thị hóa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa một số đồng loại PCBsvới hàm lượng tổng Σ209PCBs [4, 5]. Trong đó, hàm lượng Σ209PCBs có thể được ước tính từΣ7PCBs nhân với hệ số 4 trong trầm tích [5] và cá [4]. Áp dụng cách tính này, có thể ngoại suy raΣ209PCBs trong mẫu bụi tại Bắc Giang, Hà Nội và Thái Nguyên tương ứng là (0,24; 0,04-1,32ng/g), (14; 9,6-38,8 ng/g) và (24; 8,4-88 ng/g). 3.2. Đặc trưng tích lũy và nguồn phát thải 7PCBs Đặc trưng tích lũy của 7 PCBs trong mẫu bụi mặt đường được thể hiện ở Hình 1 cho thấy,nồng độ của các đồng loại chứa 5, 6 và 7 clo (PCB-101, -118, -138, -153 và -180) trong các mẫubụi mặt đường ở Hà Nội chiếm tỉ lệ cao hơn so với PCB-28 và PCB-52. Tỉ lệ này phù hợp với kếtquả của các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam [4, 5] và cũng tương đồng với thành phần của hỗnhợp PCB nhập khẩu từ Nga (Sovol) hoặc Trung Quốc (PCB5) vào Việt Nam trong giai đoạn 1960-1990 [2]. Trong khi đó, nhóm đồng loại chứa 3, 4 clo (PCB-28 và PCB-52) có hàm lượng cao hơntrong các mẫu bụi đường khu công nghiệp ở Thái Nguyên với tỉ lệ PCB-28 lên đến 51%, tiếp theolà PCB-52 chiếm 13%, cho thấy sự phát thải PCBs gần nguồn và liên tục trong khu công nghiệp này[3]. Các PCBs có khối lượng phân tử thấp và chứa 3, 4 clo, nhìn chung kém bền và dễ bay hơi hơnso với các PCBs chứa 5, 6, 7 clo, sự tồn tại các PCBs này tại Thái Nguyên phản ánh sự phát thải từcác hoạt động công nghiệp vẫn đang tiếp diễn [3]. Hình 1. Đặc trưng tích lũy 7 PCBs trong mẫu bụi mặt đường tại Thái ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học Trái đất và Môi trường Bụi mặt đường Hàm lượng của 7 polyclo biphenyl Chất polyclo biphenyl Chất ô nhiễm hữu cơTài liệu có liên quan:
-
Đặc điểm địa hóa và tuổi U-PB các thành tạo amphibolit trong tổ hợp ophiolit Tam Kỳ - Phước Sơn
4 trang 52 0 0 -
Xây dựng mô hình học sâu đánh giá nguy cơ cháy rừng tại Lâm Đồng
4 trang 44 0 0 -
Nghiên cứu các tác động ảnh hưởng của hệ thống điện mặt trời tới ô nhiễm môi trường trong tương lai
5 trang 44 0 0 -
4 trang 44 0 0
-
5 trang 32 0 0
-
Sinh khí hậu và phát triển rừng ngập mặn ven biển Thái Bình
10 trang 31 0 0 -
Xác định chênh lệch độ cao chính thông qua truyền tần số bằng sợi cáp quang
4 trang 27 0 0 -
Môi trường trầm tích tập miocene khu vực Đông Bắc bể Malay - Thổ Chu
5 trang 26 0 0 -
11 trang 25 0 0
-
Nghiên cứu đánh giá nón xâm nhập mặn từ phía dưới lên công trình khai thác nước dưới đất
12 trang 25 0 0