Danh mục tài liệu

Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế độ phì nhiêu của đất lúa Đồng bằng Sông Cửu Long

Số trang: 0      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.09 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo trình bày một phần kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của độ phì đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp khắc phục”. Mục tiêu nhằm xác định được yếu tố hạn chế độ phì nhiêu đất lúa ĐBSCL (bao gồm 4 nhóm đất). So sánh giữa các tính chất đất hiện tại với sự biến động các tính chất này trong 40 năm qua, pHKCl của các nhóm đất hiện đều ở mức thấp, đặc biệt là nhóm đất phèn. Hàm lượng OC trong đất phèn đặc biệt cao, sắt di động trong nhóm đất mặn cao, tổng cation bazơ trao đổi thấp là những yếu tố hạn chế của nhóm đất này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế độ phì nhiêu của đất lúa Đồng bằng Sông Cửu Long VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH YẾU TỐ HẠN CHẾ ĐỘ PHÌ NHIÊU CỦA ĐẤT LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Bùi Hải An, Trần Minh Tiến, Nguyễn Văn Bộ TÓM TẮT Báo cáo trình bày một phần kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của độ phì đất trồng lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp khắc phục”. Mục tiêu nhằm xác định được yếu tố hạn chế độ phì nhiêu đất lúa ĐBSCL (bao gồm 4 nhóm đất). So sánh giữa các tính chất đất hiện tại với sự biến động các tính chất này trong 40 năm qua, pHKCl của các nhóm đất hiện đều ở mức thấp, đặc biệt là nhóm đất phèn. Hàm lượng OC trong đất phèn đặc biệt cao, sắt di động trong nhóm đất mặn cao, tổng cation bazơ trao đổi thấp là những yếu tố hạn chế của nhóm đất này. Từ phân tích mối tương quan giữa các tính chất đất và năng suất lúa cho thấy, các yếu tố lân tổng số ở đất phù sa; kali tổng số ở đất phèn; sunphat hòa tan, tổng muối tan và kali tổng số ở đất mặn là các chỉ tiêu có ảnh hưởng đến năng suất lúa. Các thí nghiệm với các yếu tố đa lượng cho thấy sự thiếu hụt đạm trong đất phù sa ĐBSCL. Từ khóa: Đất lúa, độ phì nhiêu, phân tích, tương quan, yếu tố hạn chế. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cùng với đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là hai vùng sản xuất nông nghiệp chính của cả nước, đặc biệt là sản xuất lúa. Tính chung cả hai vùng, diện tích trồng lúa chiếm khoảng 68% và sản lượng chiếm trên 70% so với cả nước. Riêng ĐBSCL còn là nơi cung cấp trên 95% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. ĐBSCL có tổng diện tích tự nhiên 40.554 km2 chiếm 12,25% diện tích tự nhiên của cả nước. Dân số toàn vùng có 17,5 triệu người, mật độ 431 người/km2 (Tổng cục Thống kê, 2012). Đất sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL có khoảng 2,60 triệu ha chiếm 65% tổng diện tích tự nhiên. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, chủ yếu trồng lúa (trên 90%). Hầu hết các loại đất vùng đồng bằng Việt Nam có tính chất lý, hóa học phù hợp với yêu cầu của canh tác lúa (Bùi Huy Đáp, 1980; Bùi Đình Dinh và nnk, 2003). Tuy nhiên, do chế độ canh tác thay đổi, việc sử dụng các giống mới năng suất cao, khả năng hút dinh dưỡng trong đất lớn và việc không hoàn trả hoặc hoàn trả không cân đối là một trong những nguyên nhân dẫn tới thiếu hụt, hình thành các yếu tố hạn chế (YTHC) mới trong đất. Hơn nữa, hiện nay do áp lực về dân số, đất canh tác lại bị giảm cả về số lượng và chất lượng nên nông dân phải tăng vụ, thâm canh cao làm cho trong đất dễ xuất hiện các YTHC nếu không được cải thiện bằng 1138 các biện pháp nông học, sinh học và cả giải pháp công trình. Do đó, xác định các YTHC độ phì nhiêu đất lúa là yêu cầu cấp thiết để đảm bảo sản xuất lúa hiệu quả và bền vững. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trên phạm vi đất trồng lúa ĐBSCL gồm 4 nhóm đất chính: đất phù sa, đất phèn, đất mặn và đất xám bạc màu được đánh giá qua 720 mẫu đất và phiếu điều tra tình hình sản xuất đi kèm trên địa bàn 6 tỉnh: Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An và Bến Tre. Các nghiên cứu tập trung vào các yếu tố hóa học chính ảnh hưởng đến năng suất lúa (pHH2O, pHKCl, N, P, K tổng số, P, K dễ tiêu, CEC, SO42- hòa tan, Si tổng số và dễ tiêu…). Nghiên cứu nằm trong đề tài “Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của độ phì nhiêu đất trồng lúa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp khắc phục”, thực hiện từ năm 2011 đến năm 2014. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Lấy mẫu đất: Mẫu đất được lấy ở tầng canh tác tại 5 điểm theo phương pháp đường chéo của lô hoặc thửa đất đã được xác định trên bản đồ, trộn đều các mẫu và lấy khoảng 1 kg/mẫu cho vào túi riêng biệt (TCVN 4046:85, TCVN 5297:1995 và 10TCN 68:84). Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai - Phân tích đất: Các chỉ tiêu hóa học đất được phân tích theo quy định hiện hành. Cụ thể: pH:TCVN 6862:2000, độ chua và Al3+ trao đổi: TCVN 4403:2011, tổng Fe2+ và Fe3+: TCVN 4618:1988, các bon hữu cơ tổng số (OC%): TCVN 8941:2011 - Phương pháp Walkley – Black, đạm tổng số (N%): TCVN 6498:1999, lân tổng số (P2O5%): TCVN 8940:2011, kali tổng số (K2O%): TCVN 4053:1985, lân dễ tiêu: TCVN 8942:2011, kali dễ tiêu: TCVN 8662:2011, bazơ trao đổi: TCVN 8569:2010 - phương pháp amoni axetat, dung tích hấp thu hay khả năng trao đổi cation (CEC) trong đất và trong sét: TCVN 8568:2010 - phương pháp amoni axetat, lưu huỳnh (S) tổng số:TCVN 9296:2012, Silic (Si) tổng số: TCVN 1078:1999 - phương pháp nung chảy bằng NaOH, Si hòa tan: phương pháp so mầu. - Thu thập thông tin: thông qua bảng câu hỏi chuẩn bị sẵn - Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal - RRA). - Phương pháp thí nghiệm: Thí nghiệm đồng ruộng chính quy xác định các YTHC và đề xuất giải pháp khắc phục được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với ít nhất 3 lần lặp lại. - Một số phương pháp toán thống kê sinh học để nghiên cứu mối quan hệ giữa dinh dưỡng đất và cây trồng, giữa yếu tố dinh dưỡng trong đất, xác định YTHC và dự báo sự xuất hiện YTHC trong tương lai... III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Để xác định YTHC trên đất lúa, đề tài đã thực hiện theo ba phương pháp: (1) So sánh sự biến động của các tính chất đất chủ yếu trong 40 năm lại đây. Quan sát sự tăng giảm của các yếu tố này dưới tác động của hoạt động sản xuất lúa, chúng ta có thể nhận thấy sự thay đổi theo thời gian và một số trở thành YTHC thừa hoặc thiếu. (2) Dựa trên kết quả phân tích đất, phân tích tương quan giữa các tính chất đất và năng suất lúa, từ đó cũng có thể rút ra kết luận về sự xuất hiện các YTHC đến năng suất lúa. (3) Dựa trên kết quả các thí nghiệm đồng ruộng để xác định YTHC. 3.1. Biến động một số tính chất đất trồng lúa Kết quả tổng hợp số liệu (Bảng 1) cho một số nhận xét: Bảng 1. Biến động các chỉ tiêu chính trong đất lúa ĐBSCL. Nhóm đất, năm X2011 S1975 S1990 S2005 S2011 M1975 M1990 M2005 M2011 P1990 P2011 OC N ...

Tài liệu có liên quan: