
Người già dễ mắc bệnh về tiêu hóa
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người già dễ mắc bệnh về tiêu hóa Người già dễ mắc bệnh về tiêu hóaCác bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở người cao tuổi là viêm loét miệng, viêm thực quảntrào ngược, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng mạn, trĩ, táo bón, ung thư... Tuykhông phải là nguyên nhân tử vong hàng đầu nhưng nó làm giảm chất lượng sống củabệnh nhân.Trong các vấn đề tiêu hóa ở người già, bệnh lý răng miệng ít được quan tâm hơn cả.Nhiều người cao tuổi cho rằng bộ răng đơn thuần chỉ mang tính thẩm mỹ, khi mấtrăng họ thường tìm cách thay đổi thức ăn để dễ nuốt hơn như chan canh, ăn cơm nát,tăng chất lỏng... Trong trường hợp này, thức ăn không được nghiền nát và tiêu hóadưới tác dụng của hệ thống nước bọt mà bị đổ thẳng vào dạ dày cùng nước canh,khiến lượng dịch vị (đã giảm do tuổi tác) không đủ để tiêu hóa. Môn vị sẽ không mởđể hỗn dịch xuống hành tá tràng. Lúc này, thức ăn bị ứ trệ gây chướng bụng, ậm ạch,khó tiêu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và acid gây viêm tại chỗ.Nghiên cứu của các nhà lão khoa cho thấy: Khi vào độ tuổi ngoài 50, trung tâm báokhát ở não kém hiệu quả nên phần nhiều người cao tuổi uống không đủ lượng nướccần thiết trong ngày. Ngoài những biểu hiện mệt mỏi thường thấy như da khô, tim đậpnhanh, ngủ kém, hệ thống tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng toàn diện: miệng khô đắng gâykém hứng thú khi đến bữa, lượng dịch vị thiếu hụt khiến bệnh nhân thích ăn món cónước.Khi chúng ta ăn rau thì lượng nước khá cân bằng nhưng khi thức ăn có đạm, lượngdịch tiêu hóa hay nước giúp chuyển hóa đòi hỏi nhiều hơn gấp 3 lần (trứng, cá, thịtmàu trắng...) thậm chí gấp 5 lần (thịt bò, thịt chó, rượu...). Như vậy, sau các bữa ănthịnh soạn, người cao tuổi thường thiếu nước trầm trọng hơn; họ luôn kêu nóng trong.Nhưng khi đi khám bệnh thì các xét nghiệm cho kết quả bình thường khiến các bác sĩlúng túng trong điều trị: cho đơn thuốc với một vài thứ bổ gan và vitamin nhóm Btổng hợp, khiến bệnh nhân càng có cảm giác nóng hơn. Theo thời gian, một số ngườimất hứng thú với thức ăn chứa protit; lâu dần cơ thể suy nhược hoặc tăng nặng.Khi cơ thể thiếu nước, đại tràng sẽ tăng cường tái hấp thu lượng nước khiến phân bịkhô, gây táo bón và sự đình trệ lâu dài, khiến cơ thể bị ngộ độc gây đau đầu, mất ngủ,lão hóa nhanh... Các nhà ung thư học cho biết, một trong các nguyên nhân gây ung thưdạ dày, đại tràng là sự tích tụ chất cặn bã và nhiễm khuẩn kéo dài. Quá trình táo bónkhiến người già phải rặn nhiều làm giãn các búi tĩnh mạch tại trực tràng, gây trĩ nội vàtrĩ ngoại.Ở người cao tuổi, đau bụng là một triệu chứng không đặc hiệu khó chẩn đoán. Một sốtrường hợp ít có biểu hiện đau nhưng khi soi dạ dày đã có xuất hiện hình thái ung thư.Một số người bệnh có đau bụng dọc khung đại tràng, xét nghiệm và điều trị nhiều nơikhông đỡ nhưng thực ra nguyên nhân lại là thoái hóa cột sống gây rối loạn hoạt độngthần kinh tương ứng.Bệnh lý tiêu hóa không phải là nguyên nhân tử vong hàng đầu nhưng sẽ làm giảm chấtlượng sống của người cao tuổi. Bệnh cần được chẩn đoán, điều trị và dự phòng kịpthời bằng quá trình hỏi bệnh tỉ mỉ, thăm khám kỹ kết hợp với các phương tiện y họcđương đại.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
sức khỏe người già chăm sóc người cao tuổi bệnh ở người cao tuổi bệnh tiêu hóa ở người già dinh dưỡng cho người cao tuổiTài liệu có liên quan:
-
Khuyến nghị dinh dưỡng cho người cao tuổi
6 trang 45 0 0 -
Tài liệu tham khảo Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trình độ cao đẳng)
45 trang 44 0 0 -
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Phần 1
70 trang 41 0 0 -
Tự chủ chăm sóc trong bối cảnh chăm sóc người cao tuổi tại gia đình ở Việt Nam
9 trang 41 1 0 -
10 trang 40 0 0
-
Chăm sóc và quản lý sức khỏe người cao tuổi: Phần 2
116 trang 39 0 0 -
Mối liên quan giữa ngã và sử dụng nhiều thuốc ở người bệnh cao tuổi
6 trang 39 0 0 -
Nâng cấp tuổi thọ người già: Phần 2
127 trang 38 0 0 -
Bảo vệ sức khỏe cho 'tuổi vàng' ngày hè
5 trang 36 0 0 -
Người viêm khớp dạng thấp nên sinh hoạt thế nào?
3 trang 35 0 0 -
Tạp chí Nâng cao sức khỏe: Tháng 12/2015
58 trang 35 0 0 -
Chăm sóc sức khỏe người già (Phần 3)
7 trang 34 0 0 -
8 trang 34 0 0
-
Thái độ của điều dưỡng Bệnh viện Hữu nghị về phòng ngã cho người cao tuổi và một số yếu tố liên quan
6 trang 33 0 0 -
Phương pháp giúp người cao tuổi ngủ ngon
4 trang 33 0 0 -
9 trang 32 0 0
-
5 trang 32 0 0
-
6 trang 31 0 0
-
Chế độ sinh hoạt cần thiết cho người cao tuổi
5 trang 31 0 0 -
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người cao tuổi
7 trang 30 0 0