Danh mục tài liệu

Người kể chuyện trong một số tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam từ 1954 đến 1975

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 257.56 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khảo sát người kể chuyện trong bài viết này nhằm hướng đến làm rõ những nét đặc trưng cơ bản trong ngôi kể của tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam, một nhánh trong bộ phận văn học dân tộc mà lâu nay phần lớn công chúng độc giả ít có điều kiện để tiếp nhận nó một cách đúng mức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người kể chuyện trong một số tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam từ 1954 đến 1975 Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số 6A, 2018, Tr. 21–29 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN Ở ĐÔ THỊ MIỀN NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975 Nguyễn Văn Tổng Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế, 77 Nguyễn Huệ, tp. Huế, Việt Nam Tóm tắt. Nằm trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thể loạitiểu thuyết ở đô thị miền Nam trong giai đoạn 1954–1975, tiểu thuyết có tính chất tự truyện cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu vềtiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam ở giai đoạn này vẫn còn khá khiêm tốn. Khảo sát người kể chuyện trong bài viết này nhằm hướng đến làm rõ những nét đặc trưng cơ bản trong ngôi kể của tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam, một nhánh trong bộ phận văn học dân tộc mà lâu nay phần lớn công chúng độc giả ít có điều kiện để tiếp nhận nó một cách đúng mức. Từ khóa. người kể chuyện, tiểu thuyết, tự truyện, tính chất tự truyện Tzventan Todorov từng nói: “người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng… không thể có trần thuật nếu thiếu người kể chuyện”. Trong thực tế sáng tạo văn chương, không một chuyện kể nào có thể tồn tại nếu thiếu đi người kể chuyện. Bao giờ trong một câu truyện kể, nhà văn nào cũng đều phải lựa chọn một trong hai cách: kể ở ngôi thứ nhất hoặc kể ở ngôi thứ ba. Đây là hai phương thức tự sự chủ yếu được các nhà văn sử dụng trong tác phẩm. Khi đi vào khảo sát tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị Miền Nam từ 1954 đến 1975, chúng tôi nhận thấy một điều khá thú vị là: người kể chuyện – ngôi kể trong tiểu thuyết có tính chất tự truyện khá linh động và có sự chuyển đổi trong việc thực hiện điểm nhìn trần thuật. Bên cạnh chủ thể trần thuật xuất hiện ở ngôi thứ nhất rất quen thuộc của thể loại còn xuất hiện dạng “đánh tráo” chủ thể trần thuậtbằng việc sử dụng ngôi kể thứ ba để tạo độ gián cách giữa nhân vật và người kể chuyện nhằm đánh lạc hướng người đọc khi cái tôi của chủ thể trần thuật – tác giả đã được ẩn giấu. Đây cũng chính là một trong những yếu tố góp phần làm nên nét phong phú và đa dạng trong nghệ thuật trần thuật của tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở đô thị miền Nam trong giai đoạn 1954–1975. *Liên hệ: nguyenvantong78@gmail.com Nhận bài: 02–10–2017; Hoàn thành phản biện: 17–10–2017; Ngày nhận đăng: 17–10–2017 Nguyễn Văn Tổng Tập 127, Số 6A, 2018 1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất Theo các tài liệu nghiên cứu, việc sử dụng ngôi kể thứ nhất phổ biến trong trần thuật của nhiều tác phẩm ở phương Tây thế kỷ XVIII, và việc sử dụng ngôi kể này không phải là sản phẩm của sự “tùy hứng” hay “ngẫu nhiên” mà nó là cách trần thuật mang tính lịch sử của thời đại bấy giờ, gắn liền với yêu cầu mang tính khách quan của thời đại. Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu, trong buổi sơ kỳ, tiểu thuyết có tính chất tự truyện Giấc mộng lớn của Tản Đà ra đời mang theo cái tôi hữu thể cũng đã bắt đầu sử dụng ngôi kể thứ nhất. Tiếp đến những năm về sau, khi Nguyên Hồng viết Những ngày thơ ấu, và Mạnh Phú Tư viết Sống nhờ… ngôi kể thứ nhất vẫn tiếp tục được các nhà văn chọn lựa trong việc hư cấu hóa câu chuyện đời mình thành tiểu thuyết. Đặc biệt, trong những năm tháng khốc liệt nhất của chiến tranh, trong quãng thời gian 1954–1975, khi tiểu thuyết có tính chất tự truyện bắt đầu đánh dấu sự trở lại của mình giữa lòng đô thị miền Nam, trần thuật ở ngôi thứ nhất vẫn tiếp tục phát huy được tính năng tự thuật của nó qua các tác phẩm như: Người về đầu non (Võ Hồng), Trường cũ (Duyên Anh), Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền)… Ở Người về đầu non, Võ Hồng bắt đầu từ giọng kể ở ngôi thứ nhất của nhân vật xưng “tôi”. Từ giọng kể của nhân vật “tôi”– tác giả dẫn người đọc về với những câu chuyện đời tư diễn ra hàng ngày cùng với không gian êm đềm của tuổi thơ gắn liền với con đò, dòng sông, hàng tre, con đường làng, ruộng lúa và những ngôi trường mà thời cắp sách Võ Hồng đã từng gắn bó. Những kỷ niệm tuổi thơ cứ thế nối tiếp nhau ùa về theo dòng hoài niệm. Từ ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi”, khi hồi tưởng lại quá khứ của những ngày còn học ở lớp đồng ấu cho đến lần đi thi cấp Sơ học, rồi những ngày trọ học hay những buổi theo Bác ra đồng coi gặt lúa… Tất cả đã góp phần tái dựng lại cả một không gian sinh hoạt thấm đẫm phong vị quê hương – mảnh đất Tuy Hòa trong cái bình dị, lam lũ, chân chất. Trong Trường cũ (1968), một tác phẩm được nhà văn Duyên Anh viết dựa trên nguyên mẫu đời thực của mình vào những năm tháng tuổi học trò cũng thế. Duyên Anh cũng đã chọn ngôi k ...