Danh mục tài liệu

Nguy cơ bệnh Đái tháo đường

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 264.21 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu nguy cơ bệnh đái tháo đường, y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguy cơ bệnh Đái tháo đường Nguy cơ bệnh Đái tháo đường Đối với đái tháo đường type 1, các yếu tố gây bệnh rất khó xác định nhưngcác yếu tố di truyền và môi trường có khuynh hướng gây ra bệnh này. Nếu cóngười thân trong gia đình mắc bệnh này thì cơ hội bị bệnh càng cao. Còn các nguy cơ gây bệnh Đái tháo đường type 2 bao gồm: • Độ tuổi 90 đến 95% trường hợp đái tháo đường là type 2. Dạng bệnh này thườngxuất hiện ở người trên 40 tuổi, nhưng nay còn ảnh hưởng rộnghơn ở cả trẻ em vàthanh niên. Những người lớn tuổi dễ mắc bệnh hơn. • Béo phì Hơn 80% bệnh nhân Đái tháo đường type 2 bị thừa cân. Béo phì làm tăngnguy cơ bị bệnh đái tháo đường. Quá nhiều mỡ thừa có thể làm tăng đề khánginsulin, tăng cao glucose trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy béo phì tác động đến mọi đối tượng nhưng nguyên nhân chính là cácchế độ dinh dưỡng giàu chất béo và năng lượng, cũng như ít vận động cơ thể. Ởnhiều nước, xã hội chỉ tiêu thụ các thực phẩm không lành mạnh, xa rời những thựcphẩm tôt cho sức khỏe như : rau xanh và trái cây, cũng như cường độ vận động cơthể giảm đáng kể do việc sử dụng xe gắn máy liên tục. • Tiền sử người thân đã mắc bệnh Đái tháo đường Nghiên cứu cho thấy một người có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường nhiềuhơn nếu có người thân trong gia đình từng mắc bệnh này. Mối liên hệ càng gần thìcàng có nguy cơ cao hơn. • Lười vận động Nghiên cứu cho thấy một người không hoạt động nhiều thì dễ bị bệnh đáitháo đường type 2 hơn. Người càng ít tập thể dục thì càng có nguy cơ mắc bệnhnày. • Rối loạn dung nạp glucose (IGT) hay rối loạn đường huyết đói Lượng đường trong máu một người khỏe mạnh thường vào khoảng 70 đến100 mg/dL( số milligram glucose có trong 100 mililít máu) hoặc tính theomillimol ở khoảng 3.9 đến 5.6 mmol/L. Rối loạn dung nạp glucose là mức glucose trong máu sau ăn cao hơn mứcbình thường, nhưng không cao đến mức các bác sĩ có thể xếp vào type bệnh Đáitháo đường. Rối loạn đường huyết đói khi đường huyết đói cao hơn bình thường nhưngchưa tới mức được chẩn đoán Đái tháo đường . Từ 100 đến 125 mg/dL (hay 5.7đến 6.9 mmol/L) ( Xem thêm về rối loạn dung nạp Glucose và rối loạn đường huyết đói) • Chủng tộc/sắc tộc Đến nay, có thể nhận định chủng tộc và sắc tộc là yếu tố quan trọng trongviệc xác định khả năng phát triển bệnh Đái tháo đường. Tuy nhiên, các nghiêncứu quy mô nhỏ cũng được tiến hành bên ngoài nước Mỹ.Tại Mỹ, những ngườiMỹ gốc Phi, Á, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, dân đảo Thái Bình Dương, và dân Mỹbản địa có nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường cao hơn. Tại Úc , dân châu Á,cư dân đảo Thái Bình Dương, Nam Âu và thổ dân Úcdễ bị mắc bệnh nhất.  Tăng huyết áp hay đang điều trị tăng huyết áp hay có bệnh mạchvành đi kèm Tiền sử tăng huyết áp, hay HA ≥140/90 mmHg Bệnh nhân có vấn đề về tim mạch cũng là yếu tố nguy cơ cho Đái tháođường.  Rối loạn lipid máu Bệnh nhân có rối loạn Lipid máu có nguy cơ cao bị Đái tháo đường type 2cao hơn người bình thườngCholesterol 2.82 mmol/L(250mg/dL)  Có tình trạng đề kháng Insulin khác : o Tiền sử bị hội chứng buồng trứng đa nang o Tiền sử có triệu chứng lâm sàng đề kháng Insulin : gai đen  Tiền sử Đái tháo đường thai kỳ  Tiền sử sanh con >4kg Viết bởi Bs.Ngô Thế Phi

Tài liệu có liên quan: